Tin mới

Sai lầm chung khiến điện thoại hao pin hầu như ai cũng mắc và cách khắc phục

Thứ bảy, 24/06/2023, 08:16 (GMT+7)

Điện thoại nhanh hết pin khi thiết bị tiếp xúc với nhiệt, kể cả ánh nắng mặt trời. Nhưng có nhiều cách để kéo dài tuổi thọ của pin.

Sức nóng từ tia nắng mặt trời có thể làm hỏng các mạch bên trong và pin điện thoại. Theo thời gian, việc tiếp xúc với nhiệt thậm chí còn làm mất dữ liệu hoặc hư hỏng màn hình, và nhiều vấn đề hiệu suất khác.

Không để điện thoại tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời. Ảnh: Mirror
Không để điện thoại tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời. Ảnh: Mirror

Nhưng có những chiến lược dự phòng an toàn có thể giúp hạ nhiệt cho thiết bị của bạn. Đó là:

Để điện thoại xa các món đồ công nghệ khác

Khi điện thoại nằm trên một thiết bị công nghệ khác, chẳng hạn như máy tính xác tay hoặc máy tính bảng, chúng sẽ dễ bị nóng. Các thiết bị trên đều tỏa nhiệt chứ không riêng gì ánh nắng mặt trời.

Tránh sử dụng điện thoại khi đang sạc

Sạc điện thoại có thể khiến điện thoại nóng hơn và có thể chạy nhiều ứng dụng cùng lúc. Khi điện thoại đang sạc, việc sử dụng các ứng dụng hoặc thậm chí nhắn tin có thể khiến điện thoại trở nên nóng hơn.

Ngoài ra, tránh đặt thiết bị của bạn ở nơi quá lạnh như tủ lạnh hoặc tủ đông. Nhiều vật liệu trong điện thoại có thể nở ra khi nóng hoặc co lại khi lạnh. Những thay đổi đột ngột có thể góp phần làm hao mòn điện thoại.

Tránh sử dụng điện thoại khi sạc. Ảnh: Mirror
Tránh sử dụng điện thoại khi sạc. Ảnh: Mirror

Tắt điện thoại

Khi một chiếc ô tô ở chế độ không chạy, nó sẽ nóng hơn một chiếc ô tô đã tắt động cơ. Theo cách tương tự, điện thoại mát hơn khi tắt hoàn toàn, thay vì bật và không hoạt động. Do đó, thỉnh thoảng tắt điện thoại cũng là cách làm mát máy khôn ngoan.

Sử dụng đúng bộ sạc

Bộ sạc của bên thứ ba, kém chất lượng hoặc thậm chí là bộ sạc tốt nhưng quá cũ có thể khiến thiến bị của bạn quá nóng. Nếu nhận thấy điện thoại có hơi ấm bất thường, bạn nên kiểm tra xem có hư hỏng nào xung quanh cáp, cổng và phích cắm không.

Tháo ốp lưng

Ốp điện thoại có thể hoạt động như một lớp cách nhiệt bổ sung, giữ nhiệt giống như một bộ quần áo trong ngày nắng nóng.

Khi có thể, hãy để điện thoại của bạn được xả hơi bằng cách để điện thoại hoạt động tự nhiên bằng cách tháo ốp.

Đóng các ứng dụng không cần thiết

Bạn cũng có thể lướt qua điện thoại để tìm các ứng dụng không sử dụng và tắt chúng để hạ nhiệt.

Mỗi ứng dụng bổ sung đang mở đòi hỏi điện thoại của bạn phải nỗ lực nhiều hơn để chạy, làm tăng nhiệt độ của thiết bị.

Đóng các ứng dụng không cần thiết để hạ nhiệt. Ảnh: Mirror
Đóng các ứng dụng không cần thiết để hạ nhiệt. Ảnh: Mirror

Không để dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp

Để điện thoại dưới nắng trực tiếp sẽ khiến thiết bị nóng hơn và tăng nguy cơ hư hỏng. Di chuyển nó đến một nơi có bóng râm để giảm lượng nhiệt từ bên trên chiếu vào.

Xóa ứng dụng không sử dụng

Một số ứng dụng có thể đang chạy ẩn trên điện thoại của bạn, khiến bộ xử lý trung tâm (CPU) phải làm việc thêm giờ để cấp nguồn cho điện thoại và làm nóng điện thoại trong quá trình này. Gỡ cài đặt mọi ứng dụng không sử dụng sẽ giúp giảm tải cho thiết bị của bạn, giảm nhiệt độ và tăng tốc độ xử lý của thiết bị.

Giảm độ sáng màn hình 

CPU của thiết bị có thể quá nóng nếu màn hình của bạn nóng lên. Vì vậy, hãy thử giảm độ sáng của màn hình cảm ứng trên điện thoại và cho CPU của nó thời gian nghỉ ngơi cần thiết.

Cập nhật hệ điều hành và ứng dụng 

Các nhà phát triển thường tìm cách làm cho phần mềm trên điện thoại hiệu quả hơn. Vì vậy, việc chạy các ứng dụng và hệ điều hành trên phiên bản mới nhất sẽ sử dụng ít năng lượng hơn của thiết bị, giúp thiết bị luôn mát trong quá trình này.

(Theo Mirror)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news