Các chuyên gia thường khuyến cáo chúng ta bỏ thuốc lá, tập luyện thể dục thể thao, áp dụng các chế độ ăn lành mạnh kể sống lâu hơn. Tuy nhiên, trong thực tế có những thói quen đang khiến bạn tự đào mồ mà không hay biết.
1. Ngồi nhiều
Một nghiên cứu được công bố trên BMJ Open cho thấy "cắt giảm thời gian ngồi hàng ngày xuống dưới 3 giờ có thể kéo dài tuổi thọ thêm 2 năm". Vậy nên hãy nhấc mông lên và hoạt động đi nếu bạn muốn sống lâu hơn.
2. Ngủ không đủ giấc hoặc ngủ quá nhiều
Nếu bạn không ngủ được ít nhất 5 giờ mỗi đêm thì có thể sẽ ra đi sớm hơn những người ngủ đủ giấc. Ngoài ra, ngủ quá nhiều, hơn 9 giờ/ngày cũng là điều không nên. Ngủ quá ít làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch vành còn ngủ quá nhiều làm tăng nguy cơ bị tim mạch vành.
3. Ăn nhiều thịt đỏ, thịt đã qua chế biến
Theo Harvard Men's Health Watch, mỗi khi bạn thêm một khẩu phần thịt đỏ vào bữa ăn của mình, bạn sẽ tăng nguy cơ tử vong lên khoảng 13%. Nhưng đừng lấy lý do đó để chuyển sang thịt đã chế biến bởi nó thực sự còn tệ hơn cả thịt đỏ nguyên chất.
Hãy thay thế thịt đỏ hoặc thịt đã qua chế biến bằng các dạng protein khác có thể làm giảm nguy cơ tử vong của bạn. Ví dụ, cá sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong của bạn 7% trong khi chế độ ăn ít chất béo hàng ngày và các loại đậu sẽ giảm 10%. Ngũ cốc nguyên hạt và thịt gia cầm, như thịt gà và gà tây, sẽ giảm 14% nguy cơ tử vong của bạn và các loại hạt mang lại cho bạn cơ hội tốt nhất để sống lâu với mức giảm 19%.
4. Luôn ở trong nhà
Đừng nghĩ rằng thường xuyên ở trong nhà thì bạn sẽ sống lâu hơn. Theo nghiên cứu, không khí trong nhà thực sự ô nhiễm hơn rất nhiều so với ngoài trời, gấp 2-5 lần.
Thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng có thể làm mất chu kỳ ngủ của bạn, khiến bạn có nguy cơ tử vong sớm hơn. Bạn cũng có khả năng nhiễm virus nếu ở trong nhà.
5. Bất cẩn với tiền bạc
Bất cẩn trong chi tiêu có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch của bạn, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Một nghiên cứu năm 2014 công bố trên BMC Public Health cho thấy những người lớn tuổi sống bằng tiền lương mà không có khoản dự trù cho các trường hợp khẩn cấp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.
Do đó, hãy cẩn thận với tiền bạc của mình để không phải chịu căng thẳng tài chính, không làm tổn thương trái tim bạn.
6. Bỏ bữa sáng thường xuyên
Chúng ta luôn được khuyên rằng bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày và khoa học đã chứng minh điều này. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người ăn sáng khỏe mạnh hơn. Họ có lượng cholesterol tốt hơn, tim mạch khỏe hơn, giảm huyết áp hơn so với người có thói quen bỏ bữa sáng. Một nghiên cứu nhỏ thậm chí còn phát hiện người thường xuyên bỏ bữa sáng có tỷ lệ tử vong tăng lên 50% so với người thường xuyên ăn sáng.
Những người bỏ bữa sáng dễ bị viêm mãn tính và điều này làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2 hoặc béo phì.
7. Không uống rượu vang
Theo một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí Molecules, thỉnh thoảng uống một ly rượu vang thực sự tốt cho bạn. Rượu này chứa chất chống oxy hóa, tốt cho sức khỏe và có tác dụng giảm viêm.
Rượu vang đỏ có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh Alzheimer và Parkinson. Rượu vang thậm chí còn làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và cao huyết áp.
Tuy nhiên, nếu bạn đi quá đà và tiêu thụ hơn 1 ly rượu vang mỗi ngày, nó có thể có tác dụng ngược lại. Ngoài gây hại cho gan, rượu còn gây hại cho tim. Vì vậy, mỗi ngày chỉ nên uống một ly rượu vang.
8. Không xỉa răng
Theo Harvard Health, vệ sinh răng miệng kém dẫn đến sức khỏe tim mạch kém. Vi khuẩn sống trong miệng có thể di chuyển qua các mạch máu đến những bộ phận khác và có thể gây ra những cục máu đông nhỏ, cuối cùng dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Vì vậy, bệnh nướu răng không chỉ gây hôi miệng mà còn có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, một nghiên cứu cho thấy dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể kéo dài tuổi thọ thêm 6,4 năm.
9. Không ăn cay
Cũng theo Harvard Health, ăn cay mỗi ngày giảm 14% nguy cơ tử vong so với việc chỉ ăn cay theo tuần.
10. Sử dụng smartphone
Theo một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên Tạp chí Khoa học Vật lý trị liệu, tư thế cúi đầu dùng điện thoại thường làm suy giảm chức năng phổi.
Một nghiên cứu khác được công bố trên BMC Psychiatry cho thấy dùng điện thoại thông minh còn liên quan đến bệnh trầm cảm, lo lắng, gây suy giảm chất lượng giấc ngủ.
Nếu không tính đến những tác hại trên thì nguy cơ gặp Tai nạn giao thông khi dùng điện thoại ngày càng tăng.
11. Tham gia giao thông quá nhiều
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y học Dự phòng Hoa Kỳ nhấn mạnh những người đi làm quãng đường dài hơn dành ít thời gian hơn để tập thể dục hoặc hoạt động thể chất nói chung. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên vì bạn không thể tập thể dục khi đang ngồi ô tô. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc đi lại đường dài góp phần làm tăng chỉ số BMI và vòng eo và nó tác động tiêu cực đến huyết áp.
12. Thói quen bẻ cổ
Tự bẻ cổ khiến bạn cảm thấy thoải mái nhưng nó thực sự nguy hiểm. Không giống như những "sát thủ âm thầm", bẻ cổ có thể gây ra cái chết tức thì. Vào năm 2019, một người đàn ông có hành động bẻ cổ và sau đó bị đột quỵ. Hành động của ông ta đã làm rách một động mạch, tạo ra cục máu đông gây đột quỵ. Mặc dù đột quỵ kiểu này khá hiếm nhưng nó vẫn có khả năng xảy ra, vì vậy hãy cẩn thận.
12. Thường xuyên thấy không hạnh phúc
Căng thẳng dưới bất kỳ hình thức nào đều có hại cho trái tim của bạn. Khi bạn trải qua những cảm xúc tiêu cực, huyết áp tăng, nhịp tim tăng, cơ thể tiết ra hormone căng thẳng cortisol và nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Mọi người thỉnh thoảng sẽ trải qua cảm xúc tiêu cực dữ dội nhưng khi bạn tức giận hoặc đau buồn kéo dài, nỗi đau quá lớn có thể phát triển bệnh cơ tim căng thẳng (hội chứng tim tan vỡ). Tình trạng này sẽ làm suy yếu cơ tim rất nhanh và có thể gây tử vong.
13. Lo lắng về chết sớm
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y tế Công cộng Hoa Kỳ, lo lắng có hại cho sức khỏe. Vì vậy, nếu bạn dành nhiều thời gian để lo lắng về cái chết, bạn có thể đang tự đào mồ cho mình. Healthline giải thích "nỗi sợ cái chết ảnh hưởng xấu đến cuộc sống lành mạnh".
(Theo Health Digest)