Tin mới

3 vấn đề lớn về sức khỏe chị em phải đối mặt sau tuổi 25

Thứ ba, 07/01/2014, 08:27 (GMT+7)

Ngoài tuổi 25, nhiều chị em đã bắt đầu phải đối mặt với những vấn đề lớn về sức khỏe, đặc biệt là về các vấn đề lão hóa, loãng xương và các bệnh phụ khoa.

Ngoài tuổi 25, nhiều chị em đã bắt đầu phải đối mặt với những vấn đề lớn về sức khỏe, đặc biệt là về các vấn đề lão hóa, loãng xương và các bệnh phụ khoa.

Từ tuổi 25 trở đi, sức đề kháng của cơ thể bắt đầu giảm, khả năng miễn dịch dễ bị tác động và tổn thương, chính vì vậy, chị em ở độ tuổi này có thể mắc phải các vấn đề ở đường tiêu hóa, đột quỵ, tăng Giảm cân bất thường, ung thư... Trong đó, loãng xương, lão hóa và các bệnh phụ khoa là những vấn đề lớn về sức khỏe mà chị em phải đối mặt nhiều nhất. 
Vậy, chị em phải làm sao để tránh được những nguy hại sức khỏe này?

Bệnh loãng xương

Loãng xương là một rối loạn bất thường của xương và là yếu tố nguy cơ hàng đầu  gây ra gãy xương. Xương bình thường được cấu tạo bằng protein, collagen và canxi. Loãng xương là do canxi và protein trong xương bị mất đi. 

Từ sau tuổi 25, khả năng tổng hợp dưỡng chất của cơ thể bị suy giảm so với trước đó nên rất nhiều chị em bị thiếu canxi, protein và các dưỡng chất khác. Ngoài ra, do thói quen sống ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài mà nhiều chị em bị thiếu vitamin D. Vitamin D là một chất giúp tổng hợp canxi tốt hơn. Khi cơ thể thiếu vitamin D cũng đồng nghĩa thiếu canxi và dẫn đến loãng xương.

Để phòng ngừa nguy cơ này, chị em nên tăng cường ăn các thực phẩm chứa vitamin D như nấm hương, các loại cá,... Tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời, hạn chế các thực phẩm chứa caffein, muối... cũng là cách tốt để tăng cường sức khỏe cho xương.

Ảnh minh họa

Lão hóa

Theo quy luật phát triển, bước sang độ tuổi 25, cơ thể con người đã có những "sự chuẩn bị" cho quá trình lão hóa, đặc biệt là cơ thể người phụ nữ. Ở người phụ nữ, nguy cơ lão hóa da là nhanh và trầm trọng hơn cả.

Làn da khỏe mạnh là nhờ có sự liên kết chặt chẽ giữa collagen và elastin giúp da đàn hồi và lưu thông tốt. Sau tuổi 25, sự liên kết này bắt đầu giảm xuống khiến da đàn hồi kém, sự lưu thông máu, tuần hoàn dưới da cũng giảm... Tình trạng này kéo dài khiến cho da nhanh bị chùng, nhão, nhăn nheo và xuất hiện các vết chân chim ở khóe mắt, miệng...
Ngoài ra, từ sau tuổi 25, nhiều chị em phải đối mặt với những stress trong cuộc sống cho dù họ có muốn hay không. Stress lại chính là một trong những nguyên nhân làm cho các tế bào da mất đi chất dinh dưỡng, khiến da bị có thể bị khô, ngăn, xỉn màu...
Một nguyên nhân khác gây bất lợi cho làn da của người phụ nữ độ tuổi này là trọng lượng cơ thể. Sau tuổi 25, ý thức giữ gìn vóc dáng cơ thể của chị em càng tăng, vì vậy, mục đích giảm cân có thể được ưu tiên hàng đầu. Và để giảm cân, nhiều chị em đã cắt triệt để lượng mỡ hấp thụ vào cơ thể. Nhưng cắt giảm mỡ vào cơ thể lại không phải là ý hay. Nhiều chất béo rõ ràng là không tốt cho sức khỏe nhưng nếu không cung một lượng mỡ cần thiết cho cơ thể, làn da bạn sẽ không được cung cấp dinh dưỡng, từ đó dẫn đến khả năng đề kháng giảm, da dễ bị viêm, khô, giảm sự đàn hồi. Bạn không cần phải tăng lượng mỡ vào cơ thể vì làn da của mình, thay vào đó hãy sử dụng các loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn như dầu ôliu, dầu mè... để tốt cho da và sức khỏe nói chung.
Bên cạnh đó, để duy trì sức khỏe cho da, chị em nên tạo cho mình những thói quen tốt như: uống đủ nước, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, thường xuyên vận động...

Ảnh minh họa

Các bệnh phụ khoa
Từ tuổi 25-30, chị em đang ở "ngưỡng" của khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà chị em độ tuổi sau 25 có nguy cơ gặp phải nhiều bệnh phụ khoa.

Do cấu tạo của "vùng kín" ở dạng mở mà chị em có nhiều nguyên nhân mắc bệnh phụ khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục hơn so với nam giới. Mọi phụ nữ đều có thể mắc bệnh phụ khoa nếu có quan hệ tình dục không an toàn hoặc không chú ý giữ vệ sinh "vùng kín".

Hơn nữa, sau tuổi 25, sức đề kháng của cơ thể chị em bắt đầu giảm dần, đặc biệt với những người không biết chăm sóc sức khỏe của mình thì khả năng miễn dịch hoạt động cũng không tốt, dễ gặp sự mất cân bằng môi trường âm đạo, rối loạn nội tiết... Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển mạnh gây bệnh phụ khoa.
Vì thế, để phòng bệnh, chị em nên biết bảo vệ chính mình bằng cách không quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng các biện pháp bảo vệ khi "quan hệ", vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ hàng ngày, nhất là vào những ngày "đèn đỏ"... Chị em nên đi khám phụ khoa theo định kì hoặc tham khảo tư vấn của bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường ở khu vực này.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news