Không chỉ là ngày của niềm vui và tiếng cười, lễ Giáng sinh hàng năm còn có nhiều bí mật thú vị, một số thậm chí khá rùng rợn nữa!
1. Hình tượng ông già Noel được bắt nguồn từ đâu?
Hầu hết chúng ta hẳn đã quen thuộc với câu chuyện vị thánh Nicholas, sinh năm 280 tại một thành phố nhỏ tại vùng Tiểu Á. Ông sống một đời hy sinh và tận tụy, chia sẻ tình yêu thương với cư dân trong thành phố nên được bầu làm Giám mục của thành Myra.
Tương truyền, ông thường dành những ngày ngắn ngủ cuối đời mình để đi tặng những món quà cho các trẻ em nghèo khó trong thành phố và các làng mạc kế bên;
trong đó lần trao quà nổi tiếng của ông chính là lần tặng vàng cho một người cha nghèo để làm của hồi môn cho ba cô con gái.
Những thỏi vàng này được đặt trong những chiếc tất phơi bên của sổ nhà nghèo nọ, và có lẽ, truyền thống đặt quà vào những chiếc tất của các ông già Noel ngày nay cũng được bắt nguồn từ đó.
Hình ảnh quen thuộc của một ông già Noel.
Sau khi Nicholas qua đời, nhiều thánh đường được xây dựng và đặt theo tên ông - St. Nicholas - khởi nguồn cho cái tên Santa Claus. Câu chuyện về Santa bắt đầu từ nước Đức với tên gọi Kriss Kringle và dần trở thành biểu tượng của mùa từ đó.
Thế nhưng, một sự thật khác ít người biết đến hơn, đó là hình tượng ông già Noel đã được bắt nguồn từ Bắc Ân thời... thượng cổ. Hình tượng ban đầu của ông già Noel lại chính là... thần Odin, cha đẻ của nhân vật thần sấm Thor đã không còn quá xa lạ với người Việt Nam.
Trong thần thoại dân gian Pagan, một năm, thần Odin sẽ chỉ huy chuyến đi săn lớn nhất trong năm vào ngày lễ Yule - tương ứng với ngày lễ Giáng sinh của chúng ta bây giờ.
Trong chuyến hành chình của mình, thần Odin sẽ di chuyển bằng xe kéo và để lại trên đường những món quà, đồ chơi và bánh kẹo cho những đứa trẻ ngoan trong những chiếc ủng màu đỏ. Nghe đã thấy thân quen hơn chưa nào?
Và, một điều nữa, bạn có bao giờ thắc mắc bộ quần áo màu đỏ của ông già Noel được bắt nguồn từ đâu không? Thần Odin, cũng như con trai Thor của mình thường mặc áo choàng màu gì nào?
Râu tóc bạc phơ còn mặc áo đỏ, khá giống ông già Noel đấy chứ?
2. Đàn tuần lộc của ông già Noel
Đàn tuần lộc của ông già Noel gồm có chín con, với tên gọi lần lượt là Dasher, Dancer, Prancer, Vixen, Comet, Cupid, Donner, Blitzen và con nổi tiếng nhất - Rudolph.
Những con tuần lộc này có cái tên rất nam tính cùng bộ gạc mạnh mẽ xé đôi gió tuyết để lao đi vào đêm Noel, thế nhưng bạn có biết rằng, chúng đều là tuần lộc cái hoặc... đã bị thiến?
Một cỗ xe tuần lộc kéo ngoài đời.
Ngoài ra, đàn tuần lộc này cũng được miêu tả là có mũi màu đỏ và ánh hào quang tỏa ra từ bộ lông dày. Ánh hào quang thì có thể chưa chắc đã đúng, nhưng những chú tuần lộc mũi đỏ thì hoàn toàn có thật.
Các nhà khoa học, trong một nghiên cứu khá "rảnh", đã chỉ ra rằng những con tuần lộc khi lao phăm phăm ngoài trời vào đêm Noel lạnh giá sẽ có khả năng bị... cảm cúm, dẫn đến hiện tượng bị đỏ mũi - y như chúng ta khi bị cúm vậy.
Xem ra ông già Noel nên xem lại Chính sách công đoàn và bảo vệ sức khỏe nhân viên của mình đi thôi.
3. Ông già Noel không phải nhân vật duy nhất xuất hiện vào đêm Noel
Giống như nhân vật truyện tranh The Flash có một kẻ phản diện giống y hệt mình, chỉ khác là tà ác hơn nhiều tên Dr.Zoom thì ông già Noel cũng có một bản sau như vậy tên Krampus. Krampus là con quỷ đêm Noel, xuất hiện trong văn hóa dân gian của Đức và Áo.
Đối với người dân trú tại vùng núi Alps thì bên cạnh ông già Noel, đây cũng là một nhân vật không thể thiếu trong mỗi mùa Giáng sinh.
Tên gọi của hắn xuất phát từ tiếng Đức: Krampen có nghĩa là "chiếc móng". Theo đó, Krampus được miêu tả là hiện thân của ma quỷ với cơ thể nửa người nửa dê, cặp sừng dài và một bộ ria.
Thật ra cũng dễ hiểu, khi mà hình tượng gốc của ông già Noel là người của Chúa thì Krampus cũng mang hình dáng phản Chúa xa xưa và tự nhiên nhất - quỷ Satan.
Một hình minh họa Krampus đang trừng phạt trẻ em hư.
Krampus đeo trên mình chuỗi chuông, cùng bó gậy bạch dương để đánh đòn những đứa trẻ hư Sự thực là, những chú tuần lộc đực sẽ bị rụng rạc vào khoảng thời gian Noel mỗi năm.
Krampus còn thành thạo nghệ thuật lừa đảo và cải trang, hắn có thể biến mình thành quỷ, đội lốt dê, hóa thành những con dơi, nhưng cũng có thể... hóa trang thành những sinh vật đáng yêu như Người tuyết với mũi cà rốt.
Krampus cũng được cho là thường bắt cóc trẻ em hư và đem chúng thẳng xuống Địa ngục.
Krampus, cũng trùng hợp thay, lại vốn là một con quỷ trong truyền thuyết Bắc Âu, đặt ở thế đối nghịch với thần Odin. Hắn là con trai của thần Hel, thế nhưng sau nhiều cuộc đồng hóa văn hóa và truyền giáo, Krampus dần trở thành một nhân vật của Thiên chúa giáo.
Krampus thậm chí còn có ngày lễ của riêng mình, ngày 5-12 hàng năm. Ngay sau đó một ngày chính là ngày kỷ niệm thánh St.Nicholas - mùng 6/12.
4. Sự ra đời của cây thông Noel
Cây thông đầu tiên trên thế giới được dựng lên bởi Martin Luther - người sáng lập ra đạo Tin lành. Theo nhiều câu chuyện kể lại, vào một đêm đi dạo trong từng, ông bất chợt ngước lên nhìn bầu trời.
Trong cánh rừng đen, những vì sao sáng vằng vặc trên bầu trời như được đính trên đỉnh cây thông khiến ông nảy ra ý muốn mang một cây thông nhỏ về nhà và đặt những ngọn nến lên cành cây để trang trí.
Từ đó, ý tưởng về việc trang trí cây thông Giáng sinh với đèn, những quả bóng lấp lành cùng đồ chơi và quan trọng nhất - một ngôi sau đặt trên đỉnh đã ra đời.
Cây thông Noel được cho là có nhiều nguồn gốc khác nhau.
Một số người cho rằng, cây thông ban đầu thậm chí còn được ra đời từ một khoảng thời gian trước đó rất lâu tại Đức. Người Đức ban đầu không sử dụng cây thông mà... kết lông vũ của những con vịt đã chết lại thành hình dạng gần giống.
5. Cây kẹo Noel
Cây kẹo được ngào bằng đường có hai màu đỏ và trắng đã trở thành món ăn vặt biểu tượng của ngày lễ Noel mỗi năm, nhưng bạn có biết sự thật nằm phía sau món quà vặt này lại khá... nghiêm túc không?
Những chiếc kẹo này được làm theo hình dạng chiếc gậy của người chăn cừu - hình ảnh đại diện cho người dẫn đầu những con chiên ngoan đạo.
Chiếc gậy này bắt nguồn từ truyền thuyết Moses rẽ biển đưa người dân Do Thái đến với miền đất hứa; trong truyền thuyết này ông vốn là người chăn cừu, đồng thời cũng cầm trên tay cây gậy huyền thoại hình chữ J lộn người đó.
Màu trắng của cây kẹo đại diện cho sự trong trắng, ngây thơ, còn màu đỏ tượng trưng cho máu đã đổ ra của Chúa để bảo vệ loài người.
Món ăn Giáng sinh ngọt ngào và ngon lành này...
Thật ra lại được bắt nguồn từ nhân vật này...
Nhân nhắc tới cây gậy hình chữ J lộn ngược, bạn thử nghĩ xem, tên của những vị thánh/ Chúa nào được bắt đầu bởi chữ "J" nào? Đáp án không chỉ có một đâu nhé!
Theo Helino/Trí thức trẻ