Tin mới

5 thảm họa cướp đi hàng triệu sinh mạng làm thay đổi lịch sử nhân loại

Thứ tư, 18/10/2017, 09:47 (GMT+7)

Sự phun trào núi lửa Tambora, đại dịch Antonine, dịch cúm Tây Ban Nha, động đất ở tỉnh Thiểm Tây, dịch đậu mùa châu Mỹ là những thảm họa đã cướp đi hàng triệu sinh mạng.

Sự phun trào núi lửa Tambora, đại dịch Antonine, dịch cúm Tây Ban Nha, động đất ở tỉnh Thiểm Tây, dịch đậu mùa châu Mỹ là những thảm họa đã cướp đi hàng triệu sinh mạng.

Sự phun trào núi lửa Tambora

Tháng 4/1815, hay còn được gọi bằng cái tên "Năm không có ánh mặt trời", ngọn núi Tambora - một ngọn núi lửa ở Indonesia, phun trào. Đó là lần phun trào núi lửa mạnh nhất trong lịch sử hiện đại. Những dòng sông nham thạch nóng thoát ra khỏi miệng núi có độ cao khoảng 4.000 m, giết chết ngay lập tức khoảng 10.000 người. Núi lửa phun ra một lượng tro, bụi, nham thạch và khí có tổng thể tích vào khoảng 50 tỷ m khối. Một lượng khí sulphur dioxide (SO2) khổng lồ cũng bay vào khí quyển.

BBC cho biết, đám mây bụi từ núi lửa Tambora khiến nhiệt độ toàn cầu giảm từ 0,4 tới 0,7 độ C. Một năm sau đó, nhiều khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ không có mùa hè. Sương giá khiến mùa màng tại Canada và vùng New England của Mỹ thất bát. Châu Âu cũng khốn đốn vì sự suy giảm nhiệt độ.

Núi lửa phun trào. Ảnh minh họa

Đại dịch Antonie

Ngược dòng lịch sử, chúng ta cùng trở về với 15 năm kinh hoàng trên "lục địa già" từ 165 - 180. Dịch bệnh Antonine kéo dài tới 15 năm, làm suy tàn đế chế La Mã từng hùng bá châu Âu.

Hơn 1/3 dân số châu Âu thời đó, ước tính khoảng 5 triệu người đã thiệt mạng trong hơn 1 thập kỷ kinh hoàng đó. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được cụ thể nguồn bệnh của đại dịch.

Dịch cúm Tây Ban Nha

Dịch cúm cướp đi hàng triệu sinh mạng. Ảnh internet

Dịch cúm Tây Ban Nha xảy ra vào năm 1918 đã khiến hơn 500 triệu người mặc bệnh và 40 triệu người tử vong, khoảng 3-5% dân số toàn cầu. Nó đã trở thành một trong những thảm họa chết chóc nhất trong lịch sử.

Bệnh cúm này nguy hiểm ở chỗ nó tương tự cúm thường, nhưng có biến chứng làm làn da người bệnh chuyển sang màu xanh, ho dữ dội dẫn tới tự xé cơ bụng, ói mửa, tiểu tiện không tự chủ, thậm chí dẫn đến chảy máu miệng và mũi vô cớ.

Virus nhanh chóng lan rộng khắp thế giới nhờ không khí và đường du lịch, áp đảo hoàn toàn số lượng bác sĩ và y tá. Ở đỉnh cao của ổ dịch, hơn 500 triệu người đã nhiễm bệnh.

Động đất ở Thiềm Tây

Trận động đất mạnh 8 độ richter vào sáng 23/1/1556 tại tỉnh Thiểm Tây , Trung Quốc được coi là trận động đất kinh hoàng nhất trong lịch sử khi cướp đi sinh mạng của 830.000 người dân, một khu vực rộng 840km bị phá hủy. Hơn 97 đô thị thuộc các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây , Hà Nam , Cam Túc , Hà Bắc , Sơn Đông , Hồ Bắc , Hồ Nam , Giang Tô và An Huy bị ảnh hưởng.

Dịch đậu mùa châu Mỹ

Cuối thế kỷ thứ 15, Colombus phát hiện ra châu Mỹ, mở ra một thời kỳ mới cho thế giới con người. Thế nhưng, chỉ sau khoảng 1 thế kỷ, toàn cầu đã chấn động với dịch bệnh khủng khiếp tại châu lục này: bệnh đậu mùa.

Căn bệnh “tưởng như bình thường” ấy lây lan nhanh chóng, biến dạng rất nhanh và giết chết hàng vạn sinh mạng. Những bộ tộc người da đỏ bản địa như Piegan Cherokee và Mandan là những tộc người chịu hậu quả nặng nề nhất.

Nhiều tài liệu cho thấy, căn bệnh được truyền đến từ châu Âu. Ước tính rằng, trong giai đoạn 1770, bệnh đậu mùa đã giết chết hơn 30% tổng số dân ở bờ biển Tây Bắc châu Mỹ. 

Tới những năm 1850, chỉ tính riêng ở bang Tây Washington, số người thiệt mạng vì dịch bệnh đã chiếm 2/3 dân cư nơi bản địa.

Q.Huy (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news