Thượng tướng Phạm Quý Ngọ mất, vậy là trong khoảng 14 năm qua, Bộ Công an đã có 5 vị tướng đột ngột ra đi lúc còn đương chức.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Rốp: Thiếu tướng 1997 - 2001, Ủy viên TƯ Đảng Cộng sản khoá VIII
Thượng tướng Nguyễn Văn Tính sinh năm 1944, quê ở Nam Định, tốt nghiệp khóa D1 Học viện An ninh (1969-1974), nguyên giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên, nguyên tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, nguyên ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng phụ trách xây dựng lực lượng, sau đó phụ trách hậu cần- khoa học kỹ thuật của Bộ Công an. Ông được phong hàm Thượng tướng vào đầu năm 2005.
Ông đột ngột từ trần vào ngày 22/8/2006, trong một chuyến đi công tác ở Thanh Hóa do nhồi máu cơ tim. Ông vốn là người có tiền sử bệnh tim.
Thượng tướng Thi Văn Tám sinh ngày 19/8/1948, tại xã Hòa Khánh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An; Đảng ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Tháng 12/2008, ông được Chủ tịch nước thăng cấp hàm Thượng tướng an ninh nhân dân, nhưng cũng trong tháng này ông lại đột ngột ra đi, hưởng thọ 60 tuổi.
Do có nhiều công lao và thành tích đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và ngành Công an, ông Thi Văn Tám đã được Đảng, Nhà nước trao tặng: Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; hai Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương Chiến công hạng Nhất, hai Huân chương Chiến công hạng Nhì, Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và nhiều Huân chương, Huy chương cao quý khác do Nhà nước Cuba, Nhà nước Campuchia và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trao tặng.
Tang lễ tang ông Thi Văn Tám được tổ chức theo nghi thức lễ tang cấp Nhà nước.
Thượng tướng Lê Minh Hương sinh ngày 3/10/1936; quê quán xã Sơn Tân, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; Ủy viên Trung ương Đảng các khóa VII, VIII, IX, Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VIII, IX; nguyên Bí thư Đảng ủy Công an trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; Đại biểu Quốc hội các khóa IX, X, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa IX; Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất; Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.
Ông được phong hàm Thượng tướng năm 1998, giữ chức vụ Bộ trưởng đến năm 2002.
Do lâm bệnh nặng, ông đã từ trần hồi 12 giờ 30 phút, ngày 23/5/2004 tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 (Hà Nội), khi đang là Ủy viên Bộ Chính trị.
Trên 50 năm hoạt động cách mạng, Thượng tướng Lê Minh Hương đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân. Để tỏ lòng tưởng nhớ Thượng tướng Lê Minh Hương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Lê Minh Hương theo nghi thức lễ tang cấp nhà nước.
Tháng 12/2008, ông được Chủ tịch nước thăng cấp hàm Thượng tướng an ninh nhân dân, nhưng cũng trong tháng này ông lại đột ngột ra đi, hưởng thọ 60 tuổi.
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ (1954 - 2014): Ông sinh ở Đông Hưng, Thái Bình. Ông từng theo học tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Năm 1980, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong quá trình hoạt động của mình, ông Ngọ đã được tặng thưởng nhiều huân, huy chương.
Những vị tướng công an qua đời khi đương chức - 4
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ.
Ngày 28/1/2008, ông đảm nhiệm chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân. Từ ngày 1.1.2010, ông được chuyển sang làm Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm. Ngày 12/8/2010, được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an. Ngày 18/1/2011, ông được bầu làm Ủy viên T.Ư Đảng khóa XI. Ngày 22/7/2013, ông Phạm Quý Ngọ được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao quyết định thăng cấp bậc hàm Thượng tướng.
Tướng Phạm Quý Ngọ sinh năm Giáp Ngọ 1954. Tối 18/2 năm Giáp Ngọ 2014, ông từ trần khi vừa tròn 60 tuổi do mắc bệnh hiểm nghèo.