1. Dùng cách dạy con xưa cũ mà bố mẹ từng áp lên mình
Đây là thói quen dễ mắc phải của không ít các cặp phụ huynh. Mặc dù bản thân họ đã từng trải qua những giây phút khó chịu nhưng họ lại mang những quy định, áp đặt đó lên đứa con của mình.
Thông thường khi bị ức chế lúc con nhỏ, chúng ta luôn nghĩ khi trở thành cha mẹ chúng ta sẽ không làm thế, nhưng khi trở thành cha mẹ, rất nhiều người lại mắc phải sai lầm này.
2. Tạo những thói quen xấu
Thường xuyên tạo cho con thói quen tốt. Ảnh: Internet
Trẻ em vốn dĩ như một tờ giấy trắng, mọi hành vi, cách ứng xử của người lớn chính là tấm gương phản chiếu rõ ràng nhất và tốt nhất cho con cái.
Tuy nhiên, nếu như cha mẹ có thói quen xấu, liên tục chửi mắng nhau, liên tục có thái độ tiêu cực về cuộc sống, sống không khoa học, sống không có trách nhiệm thì những đứa con cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Theo một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nếu như bố mẹ tích cực tập thể dục và ăn uống khoa học, không hút thuốc, uống rượu hay chất kích thích, trẻ nhỏ sẻ giảm được nguy cơ béo phì đến 30%.
3. Không bày tỏ tình yêu thương
Việc không bày tỏ tình yêu thương với con sẽ khiến trẻ bị cô lập về mặt cảm xúc. Lâu dần chúng sẽ thờ ơ với bố mẹ.
Mối quan hệ gia đình cần nhất chính là sự gắn kết và yêu thương nhau, do đó, cần thường xuyên chia sẻ cùng con những điều này.
4. Cấm đoán quá mức hoặc quá thoải mái cưng chiều
Bất kỳ cái gì vừa đủ cũng sẽ là tốt nhất. Việc yêu thương con không đồng nghĩa với việc chiều con.
Cưng chiều quá mức hoặc cấm đoán quá mức cũng sẽ gây ra những hậu hoạ khôn lường.
5. Mặc kệ cảm giác của con sau những cuộc tranh luận
Trẻ em luôn học cách đối phó vấn đề qua hành vi của cha mẹ. Ảnh: Internet
Trẻ em luôn học cách đối phó vấn đề qua việc theo dõi hành vi của cha mẹ khi đối diện với khó khăn trong cuộc sống.
Đôi khi những cảm xúc như cáu gắt, tiêu cực, nổi giận sẽ khiến các bậc cha mẹ cảm thấy không còn muốn nói chuyện với con mình nữa.
Tuy nhiên đây là điều sai lầm, người lớn cần nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề, khôi phục lại mối quan hệ và khôi phục lại niềm tin cũng như sự vui vẻ nơi con của mình.
6. Không bao giờ tin tưởng con trẻ
Một mối quan hệ tồn tại lâu dài cần nhất chính là sự tin tưởng.
Đối với trẻ em, chúng luôn cần một sự tin tưởng tuyệt đối từ bố mẹ của mình.
Tuy nhiên, lòng tin của trẻ em, đặc biệt ở độ tuổi thanh thiếu niên lại dễ dàng mất đi khi cha mẹ không kiểm soát được cảm xúc và khiến chúng sợ hãi.
Điều này cũng dễ làm mất dần kết nối tình cảm của các thành viên trong gia đình.
7. Trừng phạt con trước mặt người khác
Nhiều cha mẹ cho rằng đây là cách để con mình cảm thấy có lỗi nhiều nhất.
Tuy nhiên đối với trẻ em đây lại là sự 'sỉ nhục' lớn nhất. Chúng có thể tìm mọi cách để phản kháng bởi đây là lúc sự tự tin, lòng tự trọng của mình bị tổn thương.
Chúng cũng dễ dàng bị ảnh hưởng tâm lý từ thói quen này của bố mẹ.
8. Không bao giờ lắng nghe, phủi bay mọi quan điểm của con
Việc trẻ em thích được thể hiện chứng kiến của mình là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển nhận thức.
Tuy nhiên, cha mẹ thường cho rằng đó là suy nghĩ của trẻ con và liên tục phủi bay đi, điều này khiến trẻ con cảm thấy không được tôn trọng, bị tổn thương, lâu dần chúng sẽ không còn muốn đóng góp hay bay tỏ quan điểm gì nữa.
9. Luôn học cách thứ tha
Đối với trẻ em, cần nhất vẫn là sự khoan dung và tha thứ.
Cha mẹ cần thứ tha với lỗi lầm của con nhỏ để trẻ học được cách để bắt đầu lại.
Đây cũng là cách để dạy cho trẻ sự khoan dung với nhiều vấn đề mà trẻ có thể gặp phải sau này.