Tin mới

agbsbs

Thứ sáu, 30/10/2015, 11:38 (GMT+7)

Đình vũngân sách còn?xe công

 

Xe Công

 Mới đây Cục trưởng Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) cho biết, cả nước hiện có gần 40.000 xe công, ước tính mỗi năm, chi phí để nuôi xe công có thể ngốn 12.800 tỷ đồng. Việc siết chặt tình trạng lãng phí xe công đã được dư luận nhiều năm qua phản ánh nhưng chưa đạt hiệu quả; quy định về khoán sử dụng xe công mới chỉ là khuyến khích, chưa hấp dẫn. Xin Người phát ngôn cho biết, Chính phủ sẽ có biện pháp gì để giải quyết tình trạng này?
Trả lời:
Thời gian qua, thực hiện các quy định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, sử dụng xe công, tình trạng mua sắm xe ô tô không đúng tiêu chuẩn, định mức cơ bản đã được khắc phục, nhất là việc sử dụng xe ô tô công vào mục đích cá nhân.
Để tăng cường quản lý, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các tiêu chuẩn, định mức mới về trang bị xe ô tô và quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, trong đó có xe công (Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg, Nghị định số 192/2013/NĐ-CP).
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện việc rà soát, chủ động điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu (hoàn thành trước ngày 21/3/2016); đẩy mạnh thực hiện cơ chế khoán kinh phí sử dụng xe; triển khai việc giao một đầu mối quản lý tập trung xe ô tô đối với các Bộ, ngành, địa phương có điều kiện áp dụng; quản lý chặt chẽ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc mua sắm, quản lý, sử dụng xe ô tô công và xử lý nghiêm các vi phạm.

 

Ngân sách

 

1. Trong phiên thảo luận tại Tổ vừa qua ở Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tình hình ngân sách năm 2016 rất căng thẳng. Mặc dù theo báo cáo của Chính phủ, chi đầu tư phát triển năm 2016 sẽ tăng cao hơn dự toán năm 2015 gần 61.000 tỷ đồng, song con số thực để phân bổ hiện chỉ còn 45.000 tỷ đồng, trả nợ xong là không còn tiền để chi tiêu. Xin cho biết quan điểm của Chính phủ về thông tin này?Trả lời:
Về thu ngân sách nhà nước (NSNN), Chính phủ đã báo cáo Quốc hội dự kiến tổng thu năm 2016 là 1.014 nghìn tỷ đồng, tăng 103 nghìn tỷ đồng so với dự toán năm 2015.
Về dự toán chi đầu tư phát triển (ĐTPT) nguồn NSNN: năm 2016 là 255,75 nghìn tỷ đồng, cao hơn mức bội chi NSNN (254 nghìn tỷ đồng). Tính cả chi đầu tư từ nguồn Trái phiếu Chính phủ 60 nghìn tỷ đồng; từ nguồn thu Xổ số kiến thiết 26 nghìn tỷ đồng thì tổng chi ĐTPT năm 2016 là 341,75 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,1% tổng chi NSNN. Con số mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề cập là vốn ngân sách Trung ương trong nước và chỉ là một phần trong tổng chi ĐTPT nêu trên.
Ngoài ra, dự kiến còn sử dụng nguồn bán một phần vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp để thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới, đầu tư một số bệnh viện trung ương, tuyến cuối, bố trí vốn đối ứng các dự án ODA và đầu tư cho Chương trình chống ngập lụt tại TP Hồ Chí Minh.

 

Đình vũ

 

Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (PVTex - Hải Phòng) do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ trên 75% vốn cổ phần, tổng vốn đầu tư gần 7.000 tỷ đồng nhưng liên tục “đắp chiếu”, lỗ hơn 1.700 tỷ đồng và đứng trước nguy cơ phá sản. Xin cho biết Chính phủ có chỉ đạo xử lý như thế nào đối với trường hợp này (hỗ trợ doanh nghiệp hay bán cổ phần, cho phá sản...)?
Trả lời:
Theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Bộ Công Thương, Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ liên quan đến lĩnh vực hóa dầu, Nhà máy hoạt động thua lỗ, gặp khó khăn về tài chính, vốn cho sản xuất, kinh doanh và thị trường tiêu thụ sản phẩm; có những khoảng thời gian phải ngừng sản xuất để thu xếp vốn lưu động, bảo dưỡng, sửa chữa, tiêu thụ sản phẩm tồn kho và giảm thiểu thiệt hại về tài chính trong thời điểm giá xơ sợi polyester giảm theo Giá dầu thô.
Ngày 13/3/2015, Nhà máy đã hoạt động trở lại, vận hành ổn định theo thiết kế, chất lượng sản phẩm được cải thiện đáng kể và đáp ứng được yêu cầu của thị trường, từng bước lấy lại niềm tin của khách hàng trong và ngoài nước. Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã ký hợp đồng bao tiêu một phần sản lượng của Nhà máy. Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có các giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho Nhà máy. Tới đây, Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xây dựng đề án tổng thể về các giải pháp xử lý dứt điểm những tồn tại, vướng mắc và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh bảo đảm phát huy hiệu quả dự án đã đầu tư và thực hiện lộ trình thoái vốn theo đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt.

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news