Ăn quá nóng
Người Việt thích ăn đồ nóng, đặc biệt là cơm nóng sốt, canh mới nấu, đặc biệt là trong mùa đông lạnh. Người Việt còn đặc biệt thích các món lẩu, nướng được chế biến trực tiếp trên lửa nóng. Tuy nhiên việc ăn thực phẩm quá nóng, vượt quá 60 độ C dù ngon miệng đến đâu cũng sẽ gây ảnh hưởng đến niêm mạc thực quản.
Nếu đồ ăn nóng quá 70 độ sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thực quản và dạ dày. Nếu bạn duy trì thói quen này liên tiếp trong 25 ngày liên tục có thể dẫn đến tăng sản biểu mô thực quản, còn được gọi là tổn thương tiền ung thư. Độ nóng thích hợp nhất của thức ăn chỉ nên duy trì ở mức 35-40 độ C.
Nói chuyện hoặc xem tivi trong khi ăn
Người Việt thường có thói quen ngồi ăn quây quần bên nhau, vừa ăn, vừa xem TV, vừa trò chuyện. Thói quen này thực ra rất nguy hiểm, bởi chúng khiến một lượng lớn máu được đưa về não, do vậy không thể hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn khiến hệ tiêu hóa xử lý tồn đọng, tăng gánh nặng cho dạ dày, gây đau dạ dày, ảnh hưởng quá trình hấp thu thức ăn. Bạn nên ăn tập trung, nhai kĩ, nghiền nhỏ thức ăn để dạ dày bớt "vất vả".
Ăn quá nhiều
Nhiều người Việt có thói quen cố ăn no trong một bữa cơm để bổ sung nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể với hi vọng đủ năng lượng cả ngày. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều cơm sẽ khiến bạn có nguy cơ bị dư lượng đường trong cơ thể, là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường hoặc các biến chứng nguy hiểm như tim mạch, tăng huyết áp...
Chan canh
Việc chan chanh khiến cơm bị mất đi một lượng protein cùng giá trị dinh dưỡng nhất định, đồng thời làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nếu duy trì thói quen xấu này có thể bị đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa...