Dùng khoai tây
Nếu lỡ nêm muối quá tay, bạn hãy cắt ngay vài lát khoai tây sống rồi bỏ vào nồi canh, nồi súp và để yên trong khoảng 15 phút. Khoai có tác dụng hút muối rất hiệu quả, sau đó bạn chỉ cần vớt khoai tây ra, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi thưởng thức.
Dùng giấm hoặc nước chanh tươi
Bạn có thể thêm giấm gạo hoặc nước chanh tươi vào nồi nước, món ăn bị mặn bởi chúng sẽ giúp trung hòa muối trong món ăn. Lưu ý, phương pháp này không thể áp dụng được với những món ăn có sữa vì dưới tác dụng của giấm hoặc chanh thì sữa sẽ bị kết tủa, làm thay đổi mùi vị của món ăn, mất độ ngon vốn có.
Dùng cà chua
Nếu không có giấm, chanh hoặc khoai tây thì cà chua cũng là một phương án không tồi. Bạn có thể cắt lát cà chua dày rồi cho vào nồi ngâm từ 15 đến 20 phút. Cà chua làm giảm vị mặn của món ăn, tuy nhiên phương pháp này không hiệu quả bằng những cách còn lại vì cà chua có vị dịu nhẹ, có thể làm thay đổi một chút hương vị món ăn.
Lòng trắng trứng
Với những món súp bị mặn, bạn có thể thêm lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt, hãy nhớ là không đánh tan và đổ trực tiếp vào nồi nước sôi trong 5 phút. Lòng trắng trứng sẽ hút kha khá vị mặn. Tuy nhiên bạn nên căn lượng đồ ăn mà cho lòng trắng trứng phù hợp.
Mật ong
Mật ong có thể để chữa mặn trong một số món canh. Vị ngọt thanh của mật ong có thể thay cho đường, giúp canh có vị ngọt tự nhiên. Tuy nhiên chỉ nên nêm mật ong ở một lượng vừa phải, tránh khiến món ăn bị đổi vị.