Tử Cấm Thành hay còn được gọi là Cố Cung được xem là điểm đến du lịch hấp dẫn và cuốn hút nhiều du khách không chỉ bởi cảnh quan mà còn bởi những điều bí ẩn xung quanh nó.
Tử Cấm Thành là trung tâm chính trị và là nơi vua và các quần thần bàn việc quốc gia. Đây cũng là nơi ở của hoàng đế cùng các phi tần, hoàng tử, công chúa...
Toàn bộ các công trình của Tử Cấm Thành đều được làm bằng gỗ và đến nay hiện vẫn giữ nguyên được nét đẹp cũ, với 800 cung và 9.999 phòng, rộng khoảng 720.000 m2.
Cuộc sống bên trong Tử Cấm Thành
Không ít người không khỏi tò mò về cuộc sống phía sau cánh cổng thành kia sẽ diễn ra như thế nào.
Đây là nơi mà vua và các phi tần, hoàng tử, công chúa ở. Cùng với đó còn có các cung nữ, thái giám cũng như quân lính bảo vệ, chỉ các quan trong triều mới được phép từ bên ngoài vào.
Dù sở hữu đến 9.999 phòng nhưng Tử Cấm Thành không hề có nhà vệ sinh. Vậy những người trong cung sẽ sinh hoạt cá nhân như thế nào?
Do không có nhà vệ sinh, mọi người đều sử dụng chậu hoặc thùng vệ sinh có rải tro, rơm hoặc tro cỏ bên trong. Chậu cũng luôn có nắp đậy và được xử lý ngay nên không để lại mùi.
Ngoài ra, chậu hoặc thùng vệ sinh cũng sẽ chia theo thứ hạng và nếu vua cũng như giới hoàng tộc thì sẽ được thiết kế tỉ mỉ cho quá sinh vệ sinh cá nhân được thoải mái.
Còn đối với đồ của thái giám, cung nữ thường sẽ có cấu trúc đơn giản hơn với nguyên liệu sứ thô sơ.
Hiện nay nhằm phục vụ cho các du khách tham quan Tử Cấm Thành, các nhà vệ sinh công cộng đã được xây dựng.
Những góc tối của Tử Cấm Thành
Giếng nước nơi chôn vùi những bí ẩn
Tưởng rằng nơi Cố Cung hoa lệ sẽ là nơi có cuộc sống sung sướng và ngập trong trong nhung lụa nhưng thực tế nó không được êm đềm như vẻ bề ngoài của nó.
Qua những bộ phim cung đấu, chắc hẳn bạn đã phần nào hình dung ra được cuộc sống khắc nghiệt trong phim với những tham vọng, đấu đá, kế sách, thủ đoạn...
Và những giếng nước trong cung chính là nơi chôn vùi và phi tang những chứng cứ đấu đá của hậu cung.
Tại đây các phi tần trong cung luôn tranh sủng bằng cách hại nhau bởi nhiều phương thức như bỏ thuốc vào nguồn nước để người dùng bị ghẻ, dị ứng hoặc sẩy thai, sát hại... Do đó, trong Tử Cấm Thành sinh hoạt không dùng nước giếng mà sẽ lấy nguồn nước từ các nguồn khác.
Đây cũng là nơi phi tang với các thế lực trong cung. Thực tế đã có rất nhiều những thái giám, cung nữ hoặc phi tần đã bị sát hại và ném xuống giếng để không bị phát hiện.
Đa phần những người bị hại đều là những thường dân nghèo khổ, không nhà cửa, tiến cung để có cơ hội được đổi đời.
Chính vì thế, những người 'thấp cổ bé họng' trong cung không hề có tiếng nói và mạng sống của họ tại nơi tranh giành quyền lực và lắm thị phi này đều bị xem là 'rơm rác'.
Lãnh cung là nỗi ai oán của cố nhân
Lãnh cung là nơi dùng để nói đến những nơi bị 'ghẻ lạnh', dùng để giam lỏng các phi tần phạm tội hoặc thất sủng.
Dù tính đến thời điểm hiện tại trong Tử Cấm Thành, lãnh cung vẫn chưa được xác định là cụ thể ở vị trí nào. Nhưng đã từng có giả thiết rằng nếu như phi tần bị cấm túc và không có người hầu hạ, dọn dẹp thì nơi đó chính là lãnh cung.
Những phi tần và mỹ nữ có được vinh dự nhận được ân sủng của hoàng đế đều là những mỹ nhân sở hữu vẻ đẹp 'chim sa cá lặn' và nếu may mắn thì có thể được sống trong yên bình cho đến khi qua đời.
Nhưng đa số đều bị ganh ghét đố kị và bị hãm hại rồi bị tống vào lãnh cung trong suốt quãng đời còn lại.
Cùng với đó, những phi tần vi phạm điều cấm, phạm tội nặng hoặc hãm hại người khác bị phát hiện cũng sẽ bị giam vào lãnh cung.
Đây là lý do vì sao mà đây là nỗi kinh hoàng đối với các phi tần xưa, cũng là nơi chất chứa oán khí với những tiếng khóc ai oán của nhiều cung tần mỹ nữ.
Tử Cấm Thành vốn hào nhoáng và hoa lệ nhưng phía sau nó lại là những câu chuyện phản ánh hiện thực tàn khốc của lịch sử. Đây cũng là nơi đã chứng kiến thời kỳ đỉnh cao cực thịnh của chế độ phong kiến cũng là vật chứng đã trải qua thời kỳ suy tàn của triều đại nhà Thanh - kết thúc sự cai trị của chế độ phong kiến.
Hiện nay, Tử Cấm Thành vẫn là địa điểm hút khách du lịch mọi nơi trên thế giới nhờ vẻ đẹp nguy nga tráng lệ và những bí ẩn kỳ bí xung quanh nó.