Tin mới

Vén màn bí ẩn: Nghìn lẻ một quy tắc phòng the của hoàng đế thời xưa

Thứ hai, 07/03/2022, 10:10 (GMT+7)

Hàng nghìn lẻ một những quy tắc ân ái của hoàng đế thời xưa sẽ khiến bạn không khỏi giật mình về đời sống chốn phòng the phía sau cung cấm. 

Đa thê là chuyện... bình thường

Dưới thời kỳ phong kiến Trung Hoa, do ảnh hưởng của quan niệm càng nhiều cung tần mỹ nữ xung quanh Hoàng đế thì tuổi thọ của hoàng đế sẽ càng được kéo dài. 

Theo như truyền thuyết được đồn đại thì một trong số những vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc - thủy tổ của người Hán hiện nay, đã từng giao hoan với hàng nghìn cô gái còn 'trong trắng' và đây là một trong những việc làm trái với luân thường đạo lý thời đó. 

Vào thời nhà Tùy - vị vua cuối cùng của triều đại khi đó là Tùy Dạng Đế (581 - 618) từng có bên mình 1 Hoàng hậu, 2 Thái phi, 6 Ngự thiếp, 72 phi tần và hơn 3000 cung phi hầu hạ. Nhưng bấy nhiêu vẫn là chưa đủ để có thể thỏa mãn dục vọng của vị Hoàng đế này.

Chuyện đa thê ở thời kỳ phong kiến được coi là điều khá bình thường. Ảnh: Internet
Chuyện đa thê ở thời kỳ phong kiến được coi là điều khá bình thường. Ảnh: Internet

Trong cuốn sử giả được ghi chép lại thì Tùy Dạng Đế thường bắt cóc các bé chưa đến tuổi vị thành niên, sau đó đặt trong một cái ghế có chế tạo đặc biệt với cái tên mỹ miều là 'ghế trinh tiết'.

Khi ngồi lên những chiếc ghế này, những chiếc móc khóa trên ghế sẽ bật ra và trói lại chân tay của người ngôi, đồng thời miếng đệm phía dưới sẽ được nâng lên phù hợp sao cho Hoàng thượng có thể dễ dàng ban 'đặc ân' họ.

Thời kỳ phong kiến, việc sắp xếp quy củ lịch phòng the được xem là một trong những nhiệm vụ tối quan trọng nhằm đảm bảo cho long thể của Hoàng đế.

Cơ quan đảm nhiệm nhiệm vụ đặc biệt này có tên là Kính Sự Phòng và đây là cơ quan chịu sự quản lý của Phủ Nội vụ với nhiệm vụ ghi chép, quản lý việc thị tẩm của các cung tần trong cung. 

Những chiếc đồng hồ đo lịch đầu tiên đã được người Trung Quốc phát minh vào thế kỷ thứ 10 với nhiệm vụ theo dõi thời gian biểu cho các cung tần mỹ nữ vào hầu hạ Hoàng thượng. 

Các thái giám sẽ là người chịu trách nhiệm trông coi và đánh dấu vào thời gian biểu sau mỗi lần Hoàng đế thị tẩm bằng mực châu sa của triều đình. 

Phân cấp để quản lý các cung tần mỹ nữ

Với số lượng cung tần mỹ nữ trong cung cấm lớn như vậy, để có thể quản lý được toàn bộ cung tần mỹ nữ hầu hạ Hoàng đế thì một hệ thống phân phẩm cấp đã được ra đời nhằm tạo điều kiện cho công tác quản lý. 

Ở thời nhà Đường, hệ thống này được chia thành 8 bậc giống hệt với các quan đại thần, Hoàng hậu...

Theo đó, các phi tử khác, trừ Hoàng hậu sẽ được liệt vào từng vị trí và ứng với vai trò của mình:

- Chính nhất phẩm là hàng phu nhân gồm: Quý phi, Thục phi, Đức phi, Hiền phi.

- Chính nhị phẩm là hàng cửu tần: Chiêu nghi, Chiêu dung, Chiêu ái, Tu nghi, Tu dung, Tu ái, Sung nghi, Sung dung, Sung ái.

- Chính tam phẩm gồm Tiệp dư.

- Chính tứ phẩm gồm Mỹ nhân.

- Chính ngũ phẩm gồm Tài nhân 3 cấp và mỗi cấp 9 người hợp thành thống nhất gọi là nhị thập thất thế phụ.

- Chính lục phẩm gồm Bảo lâm.

- Chính thất phẩm là Ngự nữ.

- Chính bát phẩm là Thái nữ gồm 3 cấp, mỗi cấp gồm 27 người hợp thành gọi là bát thập nhất ngự thê.

Quy tắc trong quá trình thị tẩm thế nào?

Theo những gì được sử sách ghi lại thì cách chia thời gian thị tẩm sẽ theo một quy tắc nhất định nhằm đảm bảo tính đều đặn cao hơn. 

Việc phân theo cấp bậc nhằm quản lý chuyện phòng the của Hoàng đế được thuận lợi hơn. Ảnh: Internet
Việc phân theo cấp bậc nhằm quản lý chuyện phòng the của Hoàng đế được thuận lợi hơn. Ảnh: Internet

Cách chia này dựa trên niềm tin lâu đời của người Trung Hoa và người Á đông nói chung dựa trên nguyên tắc tính toán tuổi tác, vận mệnh theo âm lịch gắn với chu kỳ của mặt trăng. 

Theo người xưa quan niệm rằng phụ nữ dễ thụ thai nhất là vào những đêm trăng tròn vì khi đó 'tính âm' của người phụ nữ sẽ mạnh mẽ nhất và có thể hài hòa cân xứng với tính dương của bậc đế vương. 

Những đứa trẻ sinh ra vào thời gian này sẽ xuất chúng và phi phàm. 

Do đó, vào thời gian 'hoàng đạo này' Hoàng hậu hay Quý phi sẽ là những người được ưu ái kề bên Hoàng thượng và những ngày sau đó sẽ dành cho các phi tần có thứ bậc thấp hơn. 

Không chỉ phương Đông mà ở nhiều nền văn hóa trên thế giới Mặt trăng cũng được coi gắn liền với các kỳ sinh nở. 

Trong đó phải kể đến như Diana trong thần thoại La Mã khi vừa là thần Săn bắn, thần Mặt trăng và cũng vừa là thần của sự sinh sôi nảy nở. 

Dưới góc độ khoa học, người ta cũng đã tìm ra được mối liên hệ giữa những đêm trăng với sự sinh sản. Theo đó, nhiều giả thuyết được đặt ra cho thấy ánh sáng mặt trăng sẽ ảnh hưởng đến hormone melatonin - yếu tố quy định chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Dù vậy những tài liệu nghiên cứu về vấn đề này không nhiều và tính đến nay vẫn còn là điều khá mới mẻ và bí ẩn. 

Vào triều đại cuối cùng của nhà Thanh, người ta vẫn áp dụng quy tắc tính thị tẩm theo đêm trăng. 

Theo đó, cứ trong 15 đêm thì Hoàng hậu sẽ luôn có chắc chắn 1 suất. Hoàng quý phi (1 người tại vị), Quý phi (2 người tại vị), Phi (4 người tại vị) sẽ thay nhau giữ lấy 2 đêm. 

Còn 12 đêm khác hoặc ít hơn sẽ được phân cho các cấp bậc còn lại thấp hơn. 

Thực tế, từ bậc quý nhân trở xuống đa phần đều không có cung riêng và sống chung với nhau. Đáng buồn hơn, nhiều người suốt đời không được gần gũi thiên tử và mãi giam mình trong 4 bức tường lạnh lẽo của Cố cung. 

Con đường nào để đến với 'long sàng'?

Đối với Hoàng đế mà nói, những cái tên mỹ nữ mà mình yêu mến và sủng ái đều được khắc lên các tấm kim bài đặt trong các lọ lớn đặt trên long sàng. 

Nếu như hoàng đế có nhã hứng thị tẩm ai thì sẽ lật tấm bài có tên của cung tần đó lên và sau đó là công việc chuẩn bị của thái giám. 

Các thái giám sẽ đến phòng ngủ của cung tần đó, tiến hành cởi bỏ y phục của người đó để đảm bảo không giấu hung khí bên trong. Trước khi vị phi tử này được đưa đến chỗ Hoàng đế, họ sẽ được bọc bởi một tấm dệt bằng chỉ lụa vàng và khiêng đến bên long sàng.

Lúc này họ sẽ bò lên long sàng và sau khi xong việc sẽ bò giật lùi ra khỏi giường, tự cuốn mình vào chăn trước khi được các thái giám đưa về cung.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news