Tin mới

Vén màn bí ẩn: Lên ngôi ở tuổi cực sung mãn, vì sao hoàng đế Minh Chu Đệ vẫn không thể sinh con?

Thứ hai, 21/02/2022, 12:13 (GMT+7)

Lên ngôi vị ở tuổi vẫn đang cực kỳ sung mãn nhưng trong suốt 22 năm trị vì, vị hoàng đế Minh Chu Đệ lại không hề sinh được người con nào. Lý do thật sự đã từng được một cung nữ tiết lộ.

Vén màn bí ẩn: Năm 1042, Minh Thành Tổ Chu Đệ lên ngôi và trong suốt 22 năm trị vì của mình cho đến năm 1424, ông không hề sinh thêm được một người con nào. Trước khi đăng cơ, ông đã có 4 con trai và 5 người con gái.

Thời kỳ này, xoay quanh đời sống của hoàng đế Chu Đệ, xuất hiện nhiều tin đồn, theo đó dân chúng trong và ngoài thành rỉ tai nhau rằng bởi vì Chu Đệ cướp ngôi của chính cháu trai mình nên khi lên ngôi đã dính vào lời nguyền 'đoạn tử tuyệt tôn'.

Dù những lời đồn đại này không hề có chút căn cứ nào rõ ràng vào thời kỳ bấy giờ, việc Chu Đệ soán ngôi của cháu trai đã không nhận được sự ủng hộ của dân chúng. 

Con trai út của Chu Đệ sinh năm 1932 nhưng khi Chu Đệ lên ngôi vua vào năm 1405 thì trong suốt khoảng thời gian đó, Chu Đệ không sinh thêm người con nào. Điều này cho thấy những lời đồn kia là không có căn cứ. 

Thời điểm con trai út của Chu Đệ ra đời là khi ông mới 32 tuổi. Đối với một người đàn ông bình thường, về lý mà nói thì ở tuổi 32 vẫn được xem là ở tuổi sung mãn, vẫn hoàn toàn có thể sinh thêm con được nữa. 

Chính vì thế việc sau khi lên ngôi, Chu Đệ không sinh thêm người con nào trở thành một câu hỏi lớn đối với hậu thế.

Cuộc tranh giành ngôi vị

Thời điểm này, có khá nhiều binh biến xảy ra. Con trai út của Chu Đệ là Chu Cao Hi vừa ra đời được 1 năm thì cũng là thời điểm Thái tử Chu Biểu qua đời. 

Chu Đệ cướp ngôi cháu trai và lên ngôi vua, trị vì 22 năm. Ảnh: Internet
Chu Đệ cướp ngôi cháu trai và lên ngôi vua, trị vì 22 năm. Ảnh: Internet

Do Thái tử đột ngột qua đời nên Chu Nguyên Chương buộc phải xem xét xem ai sẽ là người kế thừa ngôi vị của mình và trong số những người con trai của Chu Nguyên Chương, trừ người con cả Chu Biểu thì chỉ còn lại Chu Đệ. 

Lúc bấy giờ, Chu Nguyên Chương cũng chưa hề có ý định cân nhắc đến việc sẽ đưa cháu trai Chu Doãn Văn của mình lên ngôi nên khả năng cạnh tranh giữ Chu Đệ và các anh em còn lại vẫn còn khá lớn. 

Tuy nhiên, vào lúc Chu Nguyên Chương vẫn đang quan sát và dự tính trong đầu thì Chu Đệ luôn cố gắng thể hiện mình thật tốt, cố gắng nghe lời và thuận theo ý cha. Những hành động này của ông đều đặt nặng về vấn đề chính trị với khát khao có thể thừa kế ngai vàng. 

Tất cả những động thái này của Chu Đệ đều không thể qua mặt được con mắt tinh tường của cha mình. Sau đó, Chu Nguyên Chương đã quyết định chọn cháu trai của mình là Chu Doãn Văn làm người kế vị. Không lâu sau đó, Chu Nguyên Chương qua đời. 

Lúc bấy giờ, Chu Đệ đã vô cùng buồn bã nhưng vì người kế vị đã được cha mình định đoạt nên ông có làm gì cũng vô ích. Nhưng trong thâm tâm ông, Chu Đệ vẫn không ngừng nuôi hi vọng với chuyện chính trị. 

Đáng nói, sau khi Chu Doãn Văn lên ngôi lại định gia Chính sách triệt phiên. Đây được xem là cội nguồn của cuộc binh biến sau này. 

Thời kỳ Chu Nguyên Chương trị vì, để củng cố hoàng thất nên ông đã phong cho con cháu mình làm phiên vương, nắm giữ binh quyền tại đất phong và có quân đội riêng để tự vệ. 

Chính vì chính sách này mà thế lực của các phiên vương vô cùng lớn. Sau khi lên ngôi, Chu Doãn Văn (Huệ Đế) đã cho triệu các phiên vương về kinh để tiến hành bãi bỏ phiên vương (hay còn gọi là triệt phiên).

Huệ Đế đã ép toàn bộ các gia tộc như Tương vương Bách tự thiêu, Tề vương Phù, Đại vương Quế bị giáng làm thứ dân, Mân vương Biền làm thứ nhân. 

Lúc này ông chưa dám động đến Yên vương Đệ (Chu Đệ) vì thế lực của Chu Đệ vẫn còn lớn mạnh. 

Nhưng chính loạt động thái trước đó đã làm cho Yên vương Chu Đệ không khỏi lo sợ cho số phận của mình rồi sẽ giống như những anh em trong hoàng tộc nên đã ủ mưu làm phản. 

Chu Đệ đã thực hiện nhiều chính sách để lấy lòng tin của quần thần và nhân dân cũng như củng cố địa vị của mình. Ảnh: Internet
Chu Đệ đã thực hiện nhiều chính sách để lấy lòng tin của quần thần và nhân dân cũng như củng cố địa vị của mình. Ảnh: Internet

Do còn vướng bận một số người con vẫn còn ở Nam Kinh (một dạng bị giam lỏng) nên ngoài mặt Chu Đệ vẫn tỏ ra một lòng quy thuận Huệ Đế, nhưng mặt khác vẫn âm mưu chờ cơ hội để phát binh tạo phản. 

Huệ Đế qua một thời gian tưởng rằng đã thuần phục được Chu Đệ nên đã cho phép các con của Chu Đệ được phép rời Nam Kinh. 

Ngay sau đó, tháng 7 âm lịch năm 1399, Chu Đệ chính thức khởi binh làm phản, đoạt ngôi từ cháu ruột.

Vì trước đó Huệ Đế đã lạm sát công thần nên triều đình mất đi nhiều tướng tài, ôm lòng hận với Huệ Đế nên không còn ai ủng hộ ông nữa. Mặt khác, Chu Đệ vốn là một người dày dặn kinh nghiệm trên chiến trường nên rõ ràng trong trận chiến này, Chu Đệ chiếm thế thượng phong. 

Xây dựng uy quyền cho bản thân để lấy lòng tin của thần dân

Sau khi chính thức đoạt ngôi và lên ngôi, tự thấy mình là vị vua 'không chính thống' nên ưu tiên hàng đầu của Chu Đệ là xây dựng uy quyền cho bản thân cũng như tạo lòng tin để quần thần cũng như người dân tin phục.

Suốt thời gian đó, mọi tâm tư và suy nghĩ của Chu Đệ đều dồn hết cho việc 'quốc gia đại sự' nên không có nhiều thời gian dành cho chuyện 'thê tử' hay 'phòng the'.

Vào năm Vĩnh Lạc thứ 7, Chu Đệ đã cho xây dựng Trường Lăng trên núi Thiên Thọ (Bắc Kinh) nhằm thể hiện quyết tâm đứng vững trên đất phương Bắc của mình cũng như duy trì giao hảo với nhiều dân tộc thiểu số ở phía Bắc Mông Cổ. 

Trong khoảng thời gian từ năm Vĩnh Lạc thứ 8 đến năm thứ 22, ông đã 5 lần 7 lượt tự mình dẫn quân chinh phạt phương Bắc để củng cố vững chắc biên phòng của Đại Minh. 

Bị cung nữ tố là mất khả năng sinh con?

Liên quan đến câu chuyện không thể sinh con trong suốt 22 năm trị vì, trong cuốn Lý triều thực lục của Triều Tiên cũng đã có đoạn ghi chép về vị hoàng đế này. 

Theo đó, sách ghi sau khi Chu Đệ lên ngôi đã mất hoàn toàn khả năng sinh dục. Thời này, ông đang vô cùng sủng ái một phụ nữ Triều Tiên có tên gọi là Quyền Phi nhưng vị phi tần này không may mắc bệnh qua đời. 

Lúc này một phi tần khác của Chu Đệ là Giả Lã đã vu cáo cung nữ Lã thị hạ độc hại chết Quyền Phi khiến Chu Đệ vô cùng tức giận nên đã hạ lệnh xử vô vàn cung nữ. 

Ông bị cung nữ tố mất khả năng sinh con sau khi thảm sát hàng nghìn cung nữ. Ảnh: Internet
Ông bị cung nữ tố mất khả năng sinh con sau khi thảm sát hàng nghìn cung nữ. Ảnh: Internet

Sau này, chuyện Giả Lã cùng cung nữ Ngư thị lén lút qua lại với thái giám đến tai Chu Đệ khiến ông nổi trận lôi đình bức ép hai cung tần này phải treo cổ tự tử. 

Chưa dừng ở đó, Chu Đệ lúc này mới bắt tay vào việc 'thanh lọc' hậu cung khi thẳng tay sát hại hàng nghìn cung nữ, làm nên sự kiện 'Lã Ngư chi loạn' đẫm máu trong lịch sử. 

Đáng nói, trước khi bị hành hình, một cung nữ đã lên tiếng tố cáo Chu Đệ rằng 'Tự gia dương suy, cố tư niên thiếu tự nhân, hà cữu chi hữu?' (Đại ý: Do bản thân hoàng đế dương duy, nên chúng ta mới phải tư thông với thái giám, vậy thì có tội gì?)

Như vậy, dựa theo những gì mà sử sách ghi lại thì rất có thể, sau khi lên ngôi vua, Chu Đệ đã không còn khả năng có thể sinh con đươc nữa.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news