Khi mà y học vẫn chưa phát triển thì căn bệnh đậu mùa thực sự được xem là bệnh 'nam y vô phương cứu chữa'.
Nó không chỉ gây ra các triệu chứng như sốt, làm tổn thương đến da mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng của con người.
Do đó, vào thời kỳ phong kiến nhà Thanh, khi trẻ con sinh ra thì mới được xem như cuộc sống mới chỉ có 1 nửa với quan niệm phải khi khỏi được đậu mùa thì mới coi như cuộc sống được trọn vẹn, được sinh ra.
Trước khi quân Thanh tiến vào Trung Nguyên thì căn bệnh đầu mùa trở thành nỗi ám ảnh khiếp sợ của nhiều người.
Do tộc Mãn Thanh sinh sống ở vùng Đông Bắc giá lạnh quanh năm nên họ cũng chưa bao giờ gặp phải đậu mùa, cứ 10 người sẽ có 8 người vong mạng nên căn bệnh này trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đặc biệt sau khi 2 vị hoàng đế là Đồng Trị và Thuận Trị đều vì căn bệnh này mà qua đời.
Khi quân Thanh tấn công vào triều Minh, vì lo sợ căn bệnh đậu mùa nên họ đã lựa chọn thời điểm là mùa đông lạnh giá cũng như lựa chọn những người đã từng mắc bệnh đậu mùa để đảm nhận những chức vụ quan trọng.
Nhiều người cảm thấy vô cùng bất mãn vì nghĩ rằng lệnh họ vào Trung Nguyên chẳng khác gì đang dồn họ vào 'chỗ chết'. Thời điểm đó, căn bệnh đậu mùa lây lan khắp kinh thành, con trai của thân vương Đại Thiện qua đời nhưng vì lo sợ dịch bệnh nên cả đám quý tộc Mãn Thanh không ai dám đến đưa tang.
Nhân đây cũng có chuyện để nói, việc Khang Hy đăng cơ hoàng đế không hẳn là vì ông quá tài giỏi và xuất chúng mà theo một giáo sĩ phương tây có tên Johann Adam Schall von Bell cho rằng do Khang Hy có thể chất miễn dịch và đề kháng được căn bệnh đậu mua.
Do đó, đây là lý do mà Khang Hy được chọn là người thừa kế đại nghiệp của triều Thanh.
Ngoài ra, bản thân Khang Hy cũng đã coi trọng việc chữa trị bệnh đầu mùa khi ông từng tổ chức một nghiên cứu chuyên về căn bệnh này, đưa ra những công tác về phòng chống bệnh.
Trong một bức thư tín của Pháp được tiết lộ vào năm 2004, vua Khang Hy đã từng làm một thí nghiệm về bệnh đậu mùa và khiến 4 cung nữ qua đời nhưng nhờ thế mà sau này, người dân không còn sợ căn bệnh này nữa.
Theo đó, người con trai thứ 2 của Khang Hy lúc này mới 2 tuổi cũng mắc bệnh dậu mùa và để cứu chữa cho con, Khang Hy đã mời sứ giả Pháp đến thăm và chữa trị cho con ông vì ông cũng đã từng nhiễm và nhờ thuốc đặc trị của Phương Tây mà ông qua khỏi.
Vị sứ giả được mời đến đã bàn bạc với các thái y và quyết định phương án 'trồng đậu người'.
Họ tiến hành nặn chất dịch bên trong mụn đậu mùa ra và chuyển nó lên da người khỏe mạnh.
Những người bị mang ra làm 'vật thí nghiệm' sẽ bị cấy chất dịch đậu lên ngừi và họ sẽ cảm thấy mệt mỏi khó chịu, sốt nhưng đa phần sẽ hồi phục nhanh, sau hồi phục sẽ có kháng thể để miễn dịch.
Nhưng thí nghiệm này cũng có hệ số nguy hiểm nhất định khiến cho Khang Hy vô cùng băn khoăn và ông đã chọn ra 30 cung nữ để làm 'vật thí nghiệm'. Trong số đó có 4 cung nữ đã tử vong, còn những người khác hoàn toàn bình phục và khỏe mạnh bình thường.
Sau thí nghiệm này, vua Khang Hy nhận ra rằng dù những người khỏe mạnh ở cùng người nhiễm bệnh thì họ vẫn không bị lây nhiễm. Các sứ giả và thái y đã nghiên cứu, hòa loãng chất dịch này với nước và sau đó cấy vào sâu trong da và kết quả giống với khi không pha loãng. Những người bị cấy lên cơ thể chất dịch thì triệu chứng nhẹ hơn.
Phương pháp trị liệu 'cấy mầm' (gần giống tiêm vaccine hiện nay) sau đó đã được lưu truyền rộng rãi, khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh đậu mùa và qua đời vì căn bệnh này giảm đi đáng kể.
Dù cuộc thí nghiệm đã khiến 4 người qua đời nhưng vua Khang Hy đã giải tỏa được nỗi lo trong lòng người dân cũng như hậu thế.
Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì y học cũng đã đạt đến bước tiến mới với sự kết hợp đông tây kim cổ, có thể trị được nhiều căn bệnh tưởng chừng như bế tắc trong quá khứ.
Có lẽ Khang Hy chính là 'ông tổ' phát hiện, nghiên cứu, tìm ra liệu pháp đặc trị - tiêm vaccine để điều trị bệnh dịch thời nay.