Võ Tắc Thiên (625 - 705), Hoàng hậu của Hoàng đế Đường Cao Tông được biết đến là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Bà cũng là người lên ngôi ở tuổi lớn nhất 67 tuổi và là một trong những nữ hoàng đế thọ nhất (82 tuổi).
Một tay bà lập ra vương triều Võ Chu cũng là hoàng đế duy nhất của triều đại này.
Theo giới học giả Trung Quốc đánh giá, Võ Tắc Thiên là nữ chính trị gia cũng là chiến lược gia kiệt xuất, có công lớn trong việc thúc đẩy kinh tế, chính trị, văn hoá thời Đường phát triển thịnh vượng.
Bà vào cung từ năm 14 tuổi, Võ Tắc Thiên xuất thân từ một tài nhân, sau lên ngôi Cửu ngũ Chí tôn, hiệu là "Tắc Thiên Đại Thánh Hoàng đế".
Bà ghi dấu ấn trong lịch sử bằng việc ổn định biên cương, đóng góp cho nền kinh tế cũng như triều chính thời bấy giờ.
Người ta cũng đánh giá cao Võ Tắc Thiên vì cách dùng người cũng như đóng góp công sức cho nền văn hoá đời Đường phát triển mạnh mẽ.
Võ Tắc Thiên làm hoàng đế đã 15 năm và tuy là nữ nhưng chiến công của bà không hề thua kém Lý Thế Dân.
Sau khi trở thành hoàng đế, đáng lẽ bà nên truyền ngôi vị của mình cho con cháu nhưng bất ngờ là bà đã trả lại ngai vàng cho nhà họ Lý khi đang ở đỉnh cao của quyền lực. Điều gì đã khiến bà làm như vậy?
Thứ nhất: Đây là thời đại phong kiến, xã hội phụ quyền không có chỗ cho các nữ đế và Võ Tắc Thiên biết rằng bà là một dị thường trong một xã hội phụ hệ.
Sau khi chết bà không còn sự lựa chọn nào tốt hơn là trả lại ngai vàng cho nhà họ Lý do đó Võ Tắc Thiên đã thỏa hiệp, khôi phục lại địa vị và được chôn cất theo nghi thức hoàng hậu.
Ngoài việc khôi phục địa vị hoàng hậu và an táng cùng Đường Cao Tông Lý Trị, bà còn lập tấm bia trống cho chính mình và không hề tổng kết gì cả, tất cả cuộc đời bà đều cho thế hệ mai sau nhận xét.
Lý do thứ 2 là do Võ gia không thể làm trọng trách quan trọng của Hoàng đế. Sau khi Võ Tắc Thiên lên nắm quyền, bà cũng thăng chức và sử dụng những thành viên của Võ gia, nhưng không một người nào có thể đảm nhận được các nhiệm vụ quan trọng.
Cháu trai của bà là Võ Tam Tư vốn không biết suy nghĩ và chỉ biết giở trò, từng cố gắng ám sát hoàng tử Lý Trọng Tuấn nhưng lại bị giết chết.
Còn người cháu trai khác của Võ Tắc Thiên lại càng không vừa ý khi tự làm một số việc hại các đại thần trung thành của bà. Trong triều không ai kham nổi, nếu cho hắn làm hoàng đế, vài năm nữa đất nước sẽ diệt vong.
Do đó, cuối cùng Võ Tắc Thiên cũng đã từ bỏ ý định chọn người thừa kế trong gia tộc của mình.
Nguyên nhân thứ ba là do mệnh của Lý Đường vốn thuộc về.
Sau khi Võ Tắc Thiên lên ngôi, mặc dù bà đã cố gắng hết sức để tiêu diệt các thế lực chống lại mình và củng cố quyền lực của bản thân nhưng dù sao Võ Tắc Thiên cũng chỉ là một phụ nữ và khó có thể khiến người khác khuất phục, đặc biệt trong một xã hội gia trưởng.
Cuối cùng, thiên hạ vẫn thuộc về nhà Lý và không chỉ vậy khi Võ Tắc Thiên ốm nặng, Địch Nhân Kiệt cùng những người khác đã lần lượt thuyết phục và mong rằng bà sẽ trả lại ngôi báu cho Lý Đường.
Sau này Lý Đường giành lại được quyền điều hành đất nước và thực chất đó mới là điều mà mọi người mong đời.
Vì những lý do này mà sau khi Võ Tắc Thiên cân nhắc kỹ lưỡng đã không để Võ gia tiếp quản vương triều, cuối cùng trả lại ngôi báu cho họ Lý nhưng không thể phủ nhận với tư cách là nữ hoàng duy nhất, Võ Tắc Thiên cũng đã dựng nên một 'tượng đài bất diệt' cho riêng mình.