Thông tin bệnh nhi 9 tháng tuổi phải nhập viện cấp cứu khẩn cấp sau khi ăn măng rừng tươi khiến các bà nội trợ lo lắng.
Măng tươi vào mùa được bầy bán nhiều ở chợ. Đây là món ăn ngon được gia đình ưu thích. Tuy nhiên, thông tin bện nhi 9 tháng tuổi ở Nghệ An suýt mất mạng do ăn phải măng độc, chưa qua chế biến đã nhắc nhở các bà nội trợ cần chú trọng hơn về cách chế biến thực phẩm trong gia đình.
Dấu hiệu và cách xử lý nhanh khi có dấu hiệu ngộ độc
Theo các chuyên gia, hàm lượng cyanide có trong măng mà người ăn có biểu hiện ngộ độc ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn măng khoảng từ 5 - 30 phút. Trường hợp nhẹ, biểu hiện sợ hãi, lo lắng, chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn, nôn, kích thích niêm mạc đường hô hấp…
Trường hợp nặng có biểu hiện co giật, cứng hàm, duỗi cứng, giãn đồng tử, suy hô hấp, tím tái, hôn mê. Nặng hơn nữa sẽ ngừng thở,tim đập nhanh và không đều, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, là nguyên nhân chính gây tử vong sau vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời.
Khi người ăn nhiều măng xuất hiện các dấu hiệu trên, cần ngay lập tức giúp nạn nhân nôn, có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn. Làm hô hấp nhân tạo nếu ngừng thở, đưa ngay nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Đề phòng ngộ độc măng
Mỗi kg măng củ có khoảng 230mg Cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho 2 đứa trẻ hơn 1 tuổi. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, hàm lượng Cyanide vẫn còn khoảng 160mg/kg.
Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng Cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg/kg.
Để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là phải luộc măng thật kỹ, khi luộc thay nước nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.
Những quan niệm sai lầm như uống nước măng tươi để hạ sốt và chữa bệnh, không nấu kỹ măng vì sợ mất chất, măng ngâm dấm chưa đủ thời gian đã ăn… sẽ là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngộ độc măng.
Trang Vũ (Tổng hợp)