Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng tuy nhiên có những thực phẩm đại kỵ không nên kết hợp để tránh mang họa vào thân.
Trứng không nên kết hợp với quả hồng: Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính, có thể dẫn tới nôn mửa.
Thịt ngỗng, thịt thỏ, thịt rùa: Nếu ăn thịt ngỗng, thịt thỏ với trứng bạn sẽ dễ bị tiêu chảy và đau bụng. Do thịt ngỗng, thịt thỏ và trứng đều có một số chất hoạt tính sinh học nên khi vào cơ thể chúng sẽ xảy ra các phản ứng hóa học gây hại cho đường tiêu hóa. Tệ hơn, việc ăn trứng với thịt rùa có thể gây ngộ độc.
Óc lợn: Trứng kết hợp với óc lợn sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, dễ gây các loại bệnh về tim mạch và huyết áp.
Tỏi: Khi tỏi được chiên cháy nó sẽ vô tình tạo ra một chất độc cho cơ thể. Và nếu bạn ăn tỏi chung với trứng, nó sẽ “tiêu diệt” hết các chất dinh dưỡng từ trứng mà cơ thể có thể hấp thụ.
Sữa đậu nành: Khi kết hợp trứng và sữa đậu nành, protein trong trứng có thể được kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, làm cho quá trình phân hủy protein bị cản trở và làm giảm tỷ lệ hấp thụ của protein trong cơ thể. Ngoài ra, trong sữa đậu nành có protidaza gây kiềm chế protein trong trứng gà, ảnh hưởng tiêu hóa.
Trứng là thức ăn quen thuộc và giàu dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại ở tỉ lệ cân đối, do vậy trứng có thể sử dụng cho tất cả các đối tượng.
Với trẻ nhỏ dưới 5-6 tháng một tuần chỉ nên ăn 3 lần, mỗi lần một nửa lòng đỏ trứng gà dưới dạng nhuyễn như nấu bột hay nấu cháo.
Với trẻ trên 7 tháng mỗi bữa ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà.
Với trẻ từ 8 - 9 tháng tuổi, mỗi bữa ăn 1 lòng đỏ trứng gà
Với trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi cho ăn cả lòng đỏ và lòng trắng và mỗi bữa ăn 1 quả
Với trẻ từ 1 - 2 tuổi ăn từ 3 - 4 quả/tuần
Với người lớn một tuần chỉ nên ăn 3-4 lần trứng gà.
Với người bị cao huyết áp hoặc cholesterol máu cao vẫn có thể ăn trứng vì qua những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ đã khẳng định là ăn trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol máu. Tuy nhiên chỉ nên ăn 1-2 lần trong một tuần.