Đi vệ sinh thường là cơ hội để mọi người có chút thời gian một mình, cho dù đó là đọc tạp chí hay lướt mạng xã hội. Rất nhiều người làm điều này nhưng chúng ta nên xem xét lại thời gian sử dụng nhà vệ sinh và không dùng điện thoại quá nhiều trong lúc này.
Một nghiên cứu của NordVPN đã khảo sát 9.800 người lớn và phát hiện ra 65% người mang theo điện thoại khi đi vệ sinh. Trong đó, độ tuổi 26-41 là nhóm tuổi có nhiều khả năng làm điều này nhất, tiếp theo là Gen Z (18-25 tuổi). Khi nói đến các quốc gia, người dân ở Tây Ban Nha có nhiều khả năng sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh hơn - 80% người được khảo sát thừa nhận họ mang theo thiết bị của mình vào toilet để giải trí.
Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian cho việc đó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Tiến sĩ Roshini Raj, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa (chuyên gia về hệ tiêu hóa) tại NYU Langone nói với Launcher: “Nói chung, bạn không nên ngồi trung bình quá 10 phút".
Trước đó, một bác sĩ, Tiến sĩ người Ấn Độ tên Karan Rajan cũng chia sẻ trên YouTube rằng: "Cố gắng không dành trung bình quá 10 phút trong nhà vệ sinh. Trọng lực không phải là bạn của bạn".
Vậy chính xác thì điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu chúng ta đi vệ sinh quá lâu? Khoảng thời gian kéo dài này có thể dẫn đến bệnh trĩ và đau ở vùng hậu môn do sưng tĩnh mạch trong. Thiết kế của nhà vệ sinh cũng góp phần gây ra những biến chứng sức khỏe này.
"Ngồi ở vị trí đó, trọng lực sẽ khiến mọi thứ bị treo lơ lửng và điều này gây ra áp lực lên các tĩnh mạch. Vì vậy, ngay cả khi bạn không rặn, thì việc chỉ ngồi đó nghĩ về thứ khác hay làm việc khác cũng đã có áp lực tác động lên tĩnh mạch", bà Raj giải thích.
Mặc dù tất cả chúng ta đều có thể đồng ý rằng việc sử dụng điện thoại trong toilet là mất vệ sinh nên Tiến sĩ Raj lưu ý rằng điều này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe một người. "Tôi thấy nhiều người bị ngộ độc thực phẩm hoặc mắc các bệnh khác do không giữ vệ sinh trong phòng tắm. Tôi cho rằng nếu bạn đang đi vệ sinh hoặc cố đi đại tiện, không nên dùng tay của mình cho bất cứ thứ gì khác".
Bác sĩ Rajan thì đưa ra lời khuyên: "Đi vệ sinh càng lâu thì máu càng có thể đọng lại trong các tĩnh mạch trực tràng, gây ra bệnh trĩ. Thực tế thú vị là mọi người đều có đệm hậu môn. Chúng có tác dụng ngăn chúng ta đi tiêu và chúng cũng chứa các mạch máu. Nếu bạn tiếp tục rặn khi đi vệ sinh, các mạch máu này có thể sưng lên, gây ra bệnh trĩ".
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bác sĩ Rajan khuyên mọi người đừng bỏ qua chất xơ. "Trừ khi bạn mắc một tình trạng bệnh lý cụ thể, còn không thì nên ăn 2-30 gram chất xơ mỗi ngày".