Tin mới

Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao con người có môi?

Thứ ba, 30/06/2015, 18:22 (GMT+7)

Miệng của chúng ta được bao quanh bởi một mô màu hồng, nhạy cảm và rất dễ tổn thương. Đó là môi. Vì sao con người lại có môi? Cùng Jason Goldman trả lời câu hỏi nhé!

Miệng của chúng ta được bao quanh bởi một mô màu hồng, nhạy cảm và rất dễ tổn thương. Đó là môi. Vì sao con người lại có môi? Cùng Jason Goldman trả lời câu hỏi nhé!

Môi của chúng ta thường bị khô, nứt nẻ vào mùa đông. Đôi khi môi bị răng cắn nhầm vì tưởng nhầm đó là thức ăn. Nghiêm túc mà nói thì thế nào là một đôi môi khỏe mạnh? Loài chim kiếm mồi rất tốt mà không có môi. Môi của loài rùa thì cứng và cong như một chiếc mỏ. Trong khi hầu hết động vật có vú đều có môi như vậy thì con người chúng ta lại có một đôi môi hoàn toàn khác biệt.

Thực tế, môi có vai trò rất quan trọng. Thậm chí, khi môi dưới của bạn vô tình bị cắn phải, nó sẽ rất dễ bị tổn thương. 

Sử dụng môi để bú là một trong những kỹ năng đầu đời của con người sau khi được sinh ra. Trong thực tế, đây là một trong những điều cơ bản để sinh tồn của loài người và nó được biết đến như một “phản xạ nguyên thủy”. Chúng ta sinh ra và biết bú sữa mẹ mà không hề được dạy để làm điều đó. Đó là điều hiển nhiên của hầu hết động vật có vú. 

Vì sao con người có môi?

Đây được xem là phản xạ bú kết hợp với những nhu cầu tìm kiếm thức ăn cơ bản của con người và mang tính nguyên thủy. Điều này lí giải tại sao trẻ sơ sinh lại bú mẹ. Phản xạ tìm kiếm thức ăn khiến cho đứa trẻ quay mặt về bất cứ thứ gì chạm vào miệng của chúng. Bất kỳ thứ gì sau khi lướt qua môi của chúng thì phản xạ đầu tiên luôn là mút nó. Mặc dù lưỡi thực hiện rất nhiều chức năng nhưng môi cũng vô cùng quan trọng, đóng vai trò như một chiếc đệm để đứa trẻ có thể nuốt được. 

Đó chính là việc cho trẻ ăn. Dù là bú mẹ hay bú bình thì đó cũng không phải một hành vi thụ động của trẻ sơ sinh. Điều này cũng giống như một sự kết hợp, mỗi bên làm động tác của mình trong một màn nhảy, dàn dượng bởi sự tiến hóa và vũ công chính là đôi môi.

Phân tích đôi môi của bạn.

Hiển nhiên, môi cũng vô cùng quan trọng trong việc ăn uống và trong lời nói. Trong ngôn ngữ học, môi là một trong những yếu tố giúp bạn phát âm rõ ràng. Khép đôi môi lại bạn có thể phát âm những âm p, b và m. Để phát âm f hoặc v, hãy đặt hàm trên lên môi dưới. Để tạo ra âm w, di chuyển cuống lưỡi về phía vogm miệng rồi đi chuyển môi khép lại với nhau.

Read my Lips

Nói hay diễn thuyết là một phần rất quan trọng trong cuộc sống của con người chúng ta nhưng nó không thú vị bằng việc hôn. Hôn không phổ quát như nói mặc dù 90% các nền văn hóa đều có hôn. Darwin cũng chỉ ra rằng có tồn tại những nền văn hóa vắng bóng nụ hôn. Ông viết trong “The Expression of Emotion in Man and Animals” rằng: “Chúng ta, những người Châu Âu đã quá quen thuộc với nụ hôn như một cách để biểu đạt tình cảm và nó có thể được coi như một điều bẩm sinh của nhân loại. Tuy nhiên, điều này không được áp dụng hoặc chưa được biết đến đối với người New Zealand, Tahitians, người Papuans, người Australia, người Somals ở Châu Phi và người Eskimo. 

Mặc dù hôn không phổ quát, tuy nhiên nó cũng có thể có nguồn gốc sinh học. Có lẽ đây là sự kết hợp của các xung điện thần kinh và phản xạ có điều kiện. Có một điều cần nhắc tới đó là những loài khác cũng hôn. Tinh tinh làm điều này để dung hòa sau một trận chiến, loài bonobo cũng làm điều này với lưỡi một cách thành thạo.

90% các nền văn hóa đều có nụ hôn

Vào năm 2008, vềvấn đề Tư duy khoa học của người Mỹ, tác giả Chip Walter đã đưa ra một số lập luận. Theo như một số nhà động vật học người Anh, hôn có thể bắt nguồn từ hành vi của loài linh trưởng. Chúng nhai thực phẩm trước rồi dùng môi đưa thức ăn đến miệng của con cái. Ví dụ, tinh tinh mẹ nhai thức ăn và trước khi nuốt, chúng mớm thức ăn cho những đứa con của mình bằng môi. Chúng ta đôi khi cũng mím môi và điều này có tác dụng giảm lo âu. Phản xạ có điều kiện cơ bản cũng biểu hiện ở môi khi ta nhìn thấy đồ ăn, đôi môi bị kích thích và chỉ cần chạm đồ ăn vào cũng có thể gây cho bạn cảm giác thích thú. Thêm vào đó, môi của chúng ta chứa nhiều dây thần kinh và đó cũng chính là lí do vì sao chúng ta có những công thức nấu ăn cho những cảm giác mạnh trên môi, ví dụ như đồ cay.

Phản ứng của môi

Đôi môi nhạy cảm và tinh tế như một tờ giấy ăn vậy. Phần não thực hiện chức năng phát hiện cảm ứng chính là vỏ não, nằm ở vùng đỉnh não, khu vực có nếp cuộn não. Cảm giác cảm ứng toàn thân được gửi đến phần não này để xử lý. Tùy từng bộ phận của cơ thể mà nhận được cảm giác khác nhau. Kích thước của cảm ứng phản ánh lên cơ quan thụ cảm. Ví dụ, vùng phản ánh cảm giác đến ngực và bụng khá nhỏ. Trong khi đó, các vùng chuyên xử lý cảm giác từ bàn tay và đôi môi lại rất lớn. Cũng giống như bàn tay, môi cũng là một phương tiện chính để chúng ta cảm nhận thế giới.

Nụ hôn Eskimo

Theo nghiên cứu của Gordon Gallup, với những nền văn hóa không có hành vi hôn nhau thì “những cặp đôi có thể thổi vào mặt nhau, liếm, mút, hay chà vào mặt của người kia trước khi họ giao hợp.” Cái gọi là “nụ hôn Eskimo” không hẳn là hành động cọ mũi vào nhau như các nhà thám hiểm Bắc Cực nghĩ. Đúng hơn, đó là hành động hít, trao đổi mùi hương. Việc hôn như như thế này cũng có thể được coi như một cách thú vị để quyến rũ đối phương.

Gallup đã nghiên cứu về hành vi ở một nhóm sinh viên Đại học của Mỹ, đó là nhóm đối tượng cũng biết đôi chút về điều này. Ông cùng đồng nghiệp của mình đã phát hiện ra một trong những yếu tố mà những sinh viên nữ xác định xem anh ta có phải một người hôn thành thạo hay không dựa vào những dấu hiệu hóa học, hương và mùi. Và theo nghiên cứu của ông, sinh viên nữ nói rằng họ sẽ không quan hệ tình dục với một người đan ông trừ khi họ muốn hôn anh ta trước. Cho dù con người thực sự bị kích thích, và thậm chí khi ta phát hiện ra mình như vậy, thì hôn cũng tạo điều kiện cho việc trao đổi mùi hương cơ thể. Điều này còn có thể có tác dụng vệ sinh răng miệng cơ bản. Trong một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Gallup, ông đã đặt ra câu hỏi “Có bao giờ bạn cảm thây mình bị thu hút bởi ai đó, bạn chỉ muốn khám phá cho nụ hôn đầu tiên và sau đó không còn muốn quan tâm đến họ nữa?” Trong số những người đàn ông được khảo sát, 59% nói có. Trong khi đó tỷ lệ phụ nữ đồng ý với điều này là 66%.

Đôi môi sẽ cho bạn biết đó có phải là nửa kia của mình hay không

Những nghiên cứu của ông đưa ra kết quả tương đối rõ ràng khi ông đặt giới hạn đối tượng là sinh viên đại học ở Mỹ. Khi so sánh những bằng chứng từ những nhà nghiên cứu động vật và những dữ liệu đa văn hóa, những nghiên cứu đã kết luận rằng việc gần gũi nhau cũng như việc hôn khiến chúng ta dễ thở. Cho dù bạn có nhận thức được điều này hay không thì hôn cũng có thể giúp chúng ta đánh giá được người kia có phải người bạn mong muốn hay không.

Nostalgia (Theo BBC)

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news