Tin mới

Bão số 5 giật cấp 12 đang tiến vào đất liền

Thứ tư, 30/10/2019, 14:11 (GMT+7)

Khoảng 22 giờ ngày 30/10, vị trí tâm bão ở khoảng 13,6 độ Vĩ Bắc; 109,2 độ Kinh Đông, trên đất liền ven biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 11-12.

Theo tin tức từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 10 giờ ngày 30/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,2 độ Vĩ Bắc; 111,3 độ Kinh Đông, cách đất liền các tỉnh Bình Định-Khánh Hòa khoảng 200km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 130km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 22 giờ ngày 30/10, vị trí tâm bão ở khoảng 13,6 độ Vĩ Bắc; 109,2 độ Kinh Đông, trên đất liền ven biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11-12.

Đường đi của bão. Ảnh NCHMF

Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp. Đến 10 giờ ngày 31/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 13,8 độ Vĩ Bắc; 106,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Cam-pu-chia.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 11,0 độ Vĩ Bắc.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Gió mạnh trên Biển

Ở khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

Ở vùng biển phía Tây khu vực giữa Biển Đông có gió bão mạnh cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, giật cấp 11-12; biển động rất mạnh.

Ở vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh dần lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11-12, sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 4-7m; biển động rất mạnh; ở Nam Vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8; biển động.

Gió mạnh trên đất liền

Từ trưa và chiều nay (30/10), trên đất liền các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 10-11; Đà Nẵng, Quảng Nam có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; Ninh Thuận có gió giật cấp 6-7; Gia Lai, Đắc Lắk gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.

Mưa rất lớn ở Trung Bộ và Tây Nguyên

Trong 02 ngày 30-31/10, ở khu vực phía Nam Tây Nguyên và Ninh Thuận có mưa vừa, có nơi mưa to (tổng lượng mưa 50-100mm/đợt); khu vực phía Bắc Tây Nguyên và Khánh Hòa có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa 100-200mm/đợt, có nơi trên 250mm); ở các tỉnh/thành từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có mưa rất to (Tổng lượng mưa 300-400mm/đợt, có nơi 400-600mm/đợt).

Từ ngày 31/10 đến 02/11 ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có mưa to đến rất to (Tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, riêng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có nơi 300-500mm/đợt).

Cảnh báo: Từ ngày 04-05/11, mưa lớn có khả năng xuất hiện trở lại ở các tỉnh Trung Bộ.

Liên quan đến công tác ứng phó với cơn bão số 5, sáng ngày 30/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành đã trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 5 tại các địa phương ven biển trong tỉnh.

Các địa phương ứng phó với bão số 5

Tại các địa phương vùng biển huyện Thuận Nam và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị các lực lượng xung kích, công an, bộ đội phối hợp cùng chính quyền địa phương hỗ trợ người dân các khu vực ven biển chằng chống nhà cửa; tiếp tục rà soát, nắm chắc tình hình dân cư cần được di dời, kiên quyết sơ tán dân tại các khu vực nguy hiểm, nhà yếu có nguy cơ ngập nước, sập đổ, không đảm bảo an toàn; đặc biệt ở vùng ven sông, cửa biển có nguy cơ sạt lở đất cao, sóng to gió mạnh. Các địa phương tăng cường theo dõi vị trí các tuyến đê, kè ven biển có nguy cơ sạt lở cao do sóng to, triều cường xâm thực mạnh để chủ động ứng phó kịp thời.

Tại Bình Định, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định và các sở, ngành đã đi kiểm tra tình hình ứng phó với bão lũ. Theo đó, tỉnh đã huy động lực lượng quân đội, công an túc trực, sẵn sàng hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa, neo buộc tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản.

Tại Quảng Ngãi, trước diễn biến phức tạp của bão số 5, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương chủ động ứng phó với bão số 5 và mưa, lũ với các nội dung chính như: An toàn tàu thuyền, cấm tàu ra biển hoạt động khi có gió mạnh, ứng phó với các tình huống mưa lũ có thể xảy ra trên địa bàn.

Các huyện, TP dự trữ và vận động nhân dân dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men, các nhu yếu phẩm cần thiết; nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên bị ngập lụt, cô lập, chia cắt giao thông (riêng huyện đảo Lý Sơn phải đảm bảo ít nhất 15 ngày), tin tức từ Kinh tế đô thị cho hay.

Tại Khánh Hòa, tỉnh này đã khẩn trương sơ tán, di dời khoảng 15.500 người dân của 3.800 hộ sinh sống tại 102 khu vực có nguy cơ cao về sạt lở đất đến nơi tránh trú an toàn. Công việc này của cả tỉnh dự kiến sẽ hoàn tất vào 16 giờ ngày 30/10. Riêng thành phố Nha Trang đã thực hiện sơ tán dân từ chiều qua và hoàn thành công tác này trưa 30/10.

Hiện tại. các địa phương đã chủ động bố trí lực lượng chốt chặn tại các điểm xung yếu, để kiểm soát người và phương tiện qua lại, đảm bảo an toàn cho người dân.

sáng ngày 30/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành đã trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 5 tại các địa phương ven biển trong tỉnh.
Tại các địa phương vùng biển huyện Thuận Nam và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị các lực lượng xung kích, công an, bộ đội phối hợp cùng chính quyền địa phương hỗ trợ người dân các khu vực ven biển chằng chống nhà cửa; tiếp tục rà soát, nắm chắc tình hình dân cư cần được di dời, kiên quyết sơ tán dân tại các khu vực nguy hiểm, nhà yếu có nguy cơ ngập nước, sập đổ, không đảm bảo an toàn; đặc biệt ở vùng ven sông, cửa biển có nguy cơ sạt lở đất cao, sóng to gió mạnh. Các địa phương tăng cường theo dõi vị trí các tuyến đê, kè ven biển có nguy cơ sạt lở cao do sóng to, triều cường xâm thực mạnh để chủ động ứng phó kịp thời.
Tại Bình Định, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định và các sở, ngành đã đi kiểm tra tình hình ứng phó với bão lũ. Theo đó, tỉnh đã huy động lực lượng quân đội, công an túc trực, sẵn sàng hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa, neo buộc tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản.
Tại Quảng Ngãi, trước diễn biến phức tạp của bão số 5, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương chủ động ứng phó với bão số 5 và mưa, lũ với các nội dung chính như: An toàn tàu thuyền, cấm tàu ra biển hoạt động khi có gió mạnh, ứng phó với các tình huống mưa lũ có thể xảy ra trên địa bàn.
Các huyện, TP dự trữ và vận động nhân dân dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men, các nhu yếu phẩm cần thiết; nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên bị ngập lụt, cô lập, chia cắt giao thông (riêng huyện đảo Lý Sơn phải đảm bảo ít nhất 15 ngày), tin tức từ Kinh tế đô thị cho hay.
Tại Khánh Hòa, tỉnh này đã khẩn trương sơ tán, di dời khoảng 15.500 người dân của 3.800 hộ sinh sống tại 102 khu vực có nguy cơ cao về sạt lở đất đến nơi tránh trú an toàn. Công việc này của cả tỉnh dự kiến sẽ hoàn tất vào 16 giờ ngày 30/10.
Riêng thành phố Nha Trang đã thực hiện sơ tán dân từ chiều qua và hoàn thành công tác này trưa 30/10.
Hiện tại. các địa phương đã chủ động bố trí lực lượng chốt chặn tại các điểm xung yếu, để kiểm soát người và phương tiện qua lại, đảm bảo an toàn cho người dân.
Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: cơn bão số 5