Tin mới

Bật mí cách người cổ đại bảo quản cả con voi ma mút đến nửa năm mà không cần tủ lạnh

Thứ năm, 28/10/2021, 14:43 (GMT+7)

Tủ lạnh là phát minh vĩ đại của nhân loại. Vậy trước khi có thiết bị này, loài người sẽ làm gì để bảo quản thực phẩm?

Trước khi tủ lạnh ra đời, con người đã phải tìm ra những cách thông minh để bảo quản thực phẩm. Các cách làm sẽ làm chậm sự phát triển của vi sinh vật có thể gây bệnh trong thực phẩm hoặc làm thức ăn bị thối rữa. Rất nhiều phương pháp bảo quản khác ngoài làm lạnh như ướp muối, sấy khô, hun khói, ngâm chua, lên men được sử dụng trong một khoảng thời gian dài.

Tủ lạnh là phát minh vĩ đại của loài người, giúp chúng ta bảo quản thực phẩm thừa vô cùng hiệu quả.
Tủ lạnh là phát minh vĩ đại của loài người, giúp chúng ta bảo quản thực phẩm thừa vô cùng hiệu quả.

Bỏ qua những phương pháp trên, người cổ đại đã cất giữ thức ăn thừa như thế nào? Hóa ra, những người đi săn bắn, hái lượm đã có một số cách rất sáng tạo để kéo dài thời hạn sử dụng của đồ ăn.

Vào một buổi sáng mùa thu năm 2015, 2 nông dân ở Michigan đã phát hiện ra xương chậu của một con voi ma mút. Sau vài cuộc điện thoại và một cuộc khai quật, đội nghiên cứu phát hiện thêm bằng chứng cổ sinh vật học và khảo cổ học làm rõ nhiều câu hỏi.

Hơn 11.000 năm trước, những đàn voi ma mút lang thang khắp Bắc Mỹ. Đối với những người săn bắn hái lượm, việc bắt được một con voi ma mút giống như trúng xổ số. Vì vậy, một số người bản địa đã bỏ thịt ma mút thừa xuống ao để ăn dần.

Giáo sư Daniel Fisher, quản lý Bảo tàng cổ sinh vật học tại ĐH Michigan nói với tờ Live Science: "Cái ao giống như nơi cất giữ các phần thịt của con vật. Đâu là lựa chọn thay thế khi những kẻ săn mồi và động vật ăn xác thối khác sẵn sàng dùng bữa?".

Bật mí cách người cổ đại bảo quản cả con voi ma mút đến nửa năm mà không cần tủ lạnh
Bật mí cách người cổ đại bảo quản cả con voi ma mút đến nửa năm mà không cần tủ lạnh

Thịt voi ma mút thừa được bỏ xuống nhiều ao nhỏ, cạn nằm rải rác thời kỳ hậu băng hà vùng Thượng Trung Tây. Nhưng nước ao không phải thứ đã bảo quản được thịt mà chính xác là vi khuẩn Lactobacilli sống trong đó.

Lactobacilli tạo ra axit lactic , một sản phẩm phụ hóa học của quá trình hô hấp kỵ khí. Vi khuẩn xâm nhập vào thịt và axit lactic bảo quản phần cơ. Ông Fisher cũng cho rằng nhiệt độ thấp và hàm lượng oxy thấp của nước hồ đã hỗ trợ quá trình bảo quản. 

Fisher tin rằng cuộc săn có thể xảy ra vào mùa thu. Thịt các con vật được thả xuống các ao nhỏ gần đó và có thể ăn được cho đến mùa hè năm sau. Ông đã thực hiện các thí nghiệm sử dụng hươu, nai, cừu và thậm chí cả ngựa và nhận thấy thịt vẫn có thể ăn được sau nhiều tháng ngâm trong chiếc ao nhỏ tương tự thời bấy giờ.

"Axit lactic cũng làm mềm thịt. Nó có mùi và vị đậm đà, giống như pho mát Limburger. Nó tạo ra một bữa ăn thú vị", ông nói.

Giữ thức ăn mát mẻ là cách để bảo quản chúng lâu hơn nhưng không phải ai cũng có sẵn ao, hồ gần nhà. Chôn thực phẩm để ngăn chúng tiếp xúc với ánh nắng, nhiệt độ và oxy chính là cách để làm chậm quá trình phân hủy.

Người xưa có thể chôn thực phẩm thừa xuống vùng đầm lầy ngập nước, đất xốp, mềm. Môi trường này mát mẻ, ít oxy, có tính axit cao rất thích hợp để bảo quản những thực phẩm dễ hư hỏng.

Ở Bắc Âu, các nền văn minh cổ đại sẽ chôn thực phẩm xuống vũng lầy để bảo quản. Ngay cả bơ, mứt ngày xưa cũng được bảo quản theo cách này.

>> Xem thêm: Xương voi ma mút khổng lồ được nông dân phát hiện tại Mỹ

(Theo livescience)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news