Tin mới

bdn

Thứ sáu, 07/02/2014, 15:19 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Suối Cá thần ngụ tại bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa. Đây là dòng suối có hàng nghìn con cá lớn nhỏ, mỗi con nặng từ 2-8 kg, đặc biệt có con nặng tới 30kg được gọi là cá chúa.

Theo truyền thuyết xưa, ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa, có một cộng đồng người Mường sinh sống, thủa xa xưa ấy đến mức mà bầu trời và mặt đất chỉ cách nhau một ngọn cây cao nhất, cuộc sống của người Việt Mường chủ yếu là săn bắt và hái lượm họ sống ở trong các hang động, cuộc sống cộng đồng, đoàn kết không có chế độ bóc lột lẫn nhau.

Trong một ngày nọ, người dân nghe thấy tiếng kêu xé lòng, những trận cuồng phòng ầm ầm đổ về. Người dân Mường và muông thú phải bám núi để mà cùng lên theo nước. Cứ như thế cho tới khi mặt đất nơi đây trở thành một màu bạc trắng, nước đã chế ngự không gian.

Lạ kỳ thay một sớm tinh mơ của ngày năm ấy, người ta thấy chim hót rộn ràng, rừng từ trong nước lũ bùn phơi mình trong nắng ấm, những con thú, con nai đang truyền đi ngôn ngữ của loài vật gọi bầy và tìm bạn tình, một sức sống thần kỳ rừng đã hồi sinh.

Và con người bất ngờ khi họ trèo lên trái núi cao nhất không còn chạm tay vào bầu trời được nữa, con người chưa hết ngỡ ngàng trước mọi thay đổi của tạo vật. Thì xa xa ở đâu đó có tiếng sáo ai đó đang cất mà sức cuốn hút lạ kỳ, tiếng sáo bay xa ngân nga lúc thì ru người vào trong giấc ngủ, lúc thì reo cao vẫy chào mọi người, lúc thì tỏ rõ niềm hạnh phúc, bao nhiêu làn điệu truyền đi một cách trong sáng và hướng thiện.

Khi con người ở đây cảm nhận được tiếng sáo kỳ lạ ấy, mọi người trong cộng đồng không ai bảo ai, họ đã tập trung đông đủ và từ già tới trẻ lần theo hướng người thổi sáo và tiến bước. Họ đi mãi, cuối cùng đến một nơi có những dãy núi trùng điệp bao quanh.

Ở dãy núi phía tây y có một rừng cây đặng đã bừng nở hoa tạo nên một màu đỏ tưới thắm, họ lại nghe tiếng sáo ai đó đang cất lên đâu đây, tiếng sáo hòa trong bức tranh thiên nhiên tạo nên một cảnh tượng trên trần. Tiếng sáo ngân nga ba y vào các vách đá véo von, véo von… Trong những bạt ngàn đỏ tươi của rừng đặng một tràng trai đã xuất hiện trong tấm khố lấp lánh với chiếc cung dát ngọc, cây sá trúc cầm trên tay, trền đầu chàng là chiếc mũ hình rồng, chàng bước đi tiến về phía mọi người với dáng vẻ uy nghi của một vị thần.

Chàng cúi chào mọi người và cất tiếng “Con sinh ra từ rừng núi, nhưng vẫn kiếp làm người, chỉ xin các cụ già và mọi người cho con được làm con của cộng đồng” mọi người sung sướng hò reo và vây quanh chàng nhảy múa đêm ấy cộng đồng người Việt Mường họ đã hát ca trong ánh lửa và tiếng sáo dập dìu. Họ đã chọn nơi đây để cùng nhau sinh sống.Từ khi con người bầu trời mặt đất đã hài hòa, cuộc sống xuất hiện, chàng đã giúp mọi người biết cách dựng nhà, chàng đã dạy cho họ biết trồng ngô, trồng bí, cuộc sống hoang dã với tháng ngày sống bằng săn bắn và hái lượm, đang dần thay đổi. Họ biết hát ca và thổi sáo, họ đã lấy ngày cô đặng trổ hoa để làm ngày lễ hội cộng đồng. Mọi người trong cộng đồng sống hòa thuận và yêu quý chàng trai họ đã đặt cho chàng một cái tên mà xứng đáng với công sức của chàng. Chàng là “Ái ngọc”. Cuộc sống trôi qua Ái ngọc cùng cộng đồng đã gây nên một cộng đồng giàu mạnh.Cuộc sống của “Ái ngọc” khiến người ai ai cũng thấy lạ, có biết bao con gái tốt của cộng đồng mếm chàng mà chàng vẫn cứ chan hòa bình dị vẫn ngày qua ngày cùng cộng đồng tạo dựng cuộc sống, và đêm về Ái ngọc vẫn thường lên núi thổi sáo để cộng đồng yên giấc và chìm trong tiếng sáo.Năm tháng trôi qua chàng Ái ngọc đã trở thành một thần tượng được mọi người tin yêu. Trở lại với việc tài thổi sáo của chàng “Ái ngọc”, thì ngay từ buổi ban đầu chàng đã ru người đắm chìm trong tiếng sáo. Tiếng sáo của chàng đêm nào cũng cất lên nó vang xa và bay xa, thánh thót như muốn gửi trao tâm sự cùng ai đó. Nhưng “Ái ngọc” chàng đâu biết rằng từ buổi đầu tiên, tiếng sáo của chàng đã bay tới tận cung vua Thủy Tề, khiến cho nàng công chúa út của vua Thủy Tề tên là Tiên Thủy đã ngày si mê.Nhưng cũng buồn thay khi Tiên Thủy ngày đêm mong nhớ muốn gặp được người thổi sáo, để nói lên niềm tâm sự, thì vua cha ngày đêm thúc ép nàng phải lấy viên quan Tể tướng để làm chồng, một tên quan độc ác và nham hiểm viên quan ấy tên là “Thuồng Luồng”.Thuồng Luồng với mọi quy mô sảo quyệt đã chiếm được lòng tin của vua Thủy Tề, vua Thủy Tề đã cho Thuồng Luồng kết hôn với Tiên Thủy. Nàng khóc lóc van xin nhưng vua cha không động lòng. Trong phút giây suy nghĩ và nàng đã quyết định rời bỏ thủy cung trốn đi tìm người thổi sáo.Trải qua bao tháng ngày vất vả, trải qua muôn nổi hiểm nguy, qua bao suối bao đèo, nàng Tiên Thủy vẫn đi về phía tây theo tiếng sáo để lần tìm. Nàng đi mãi đi mãi, nhưng vào một đêm trăng thanh khi sức lực đã gần cạn kiệt, nàng đi sâu vào một khu rừng lạ nàng đã kiệt sức vào một gốc cây cổ thụ và lịm đi, trong cơn mê sảng nàng đã nghe thấy tiếng sáo quen thuộc vẫn thánh thót, nàng bừng tỉnh dồn hết sức và cất tiếng gọi “Người thổi sáo ơi” và nàng lịm đi, tiếng gọi của nàng vang vang vào vách núi bay xa điệp lại nhiều lần, như một sức mạnh thần kỳ tiếng gọi bay tới tai chàng “Ái ngọc” trong giấc ngủ chàng bừng dậy và chạy bằng vào rừng sâu, chàng đã tìm thấy nàng một nàng tiên xinh đẹp đang nằm bất động trên thảm cỏ. “Ái ngọc” tiến đến nghe hơi thở đã yếu ớt, một thoáng e ngại nhưng cuối cùng chàng đưa nàng về nhà. Được ăn lá thuốc và sưởi ấm nàng đã tỉnh lại vào một buổi sáng đẹp trời, khi tiếng chim đang ca hót, chàng “Ái ngọc” đang ngồi thổi sáo trên phiến đá, tiếng sáo du dương và ấm áp. Chàng cứ mải mê thổi sáo mà nàng thì đứng ở bên lúc nào không biết. Khi tiếng dứt ngoái đầu lại chàng sửng sốt trước mặt chàng không còn là cô gái mê sảng yếu ớt nữa mà là một nàng tiên trong y phục màu xanh biếc, Tiên Thủy cất tiếng “Chàng là người thổi sao đấy ư” chỉ vẻn vẹn vậy thôi rồi dòng nước mắt xúc cảm đang trào dâng. Họ ngồi bên nhau kể hết nổi niềm tâm sự sau khi hiểu rõ mọi nguồn “Ái ngọc” đã mời Tiên Thủy ở lại thế là mùa hoa đăng năm sau lại rực đỏ, họ làm đám cưới và từ đó sống hạnh phúc bên nhau, họ đã sinh cho nhau thật nhiều con cái.Trở về với Thủy Cung, từ khi con gái út của Thủy Tề bỏ nhà trốn đi, vua cha đã ngày đêm tức giận, đã nhiều lần sai quân lính đi tìm Tiên Thủy vậy mà vẫn bặt tăm hơi còn Thuồng Luồng mộ kẻ độc ác thì lại càng hung hăng hơn nữa, hắn đã nhiều lần đưa quân đi càn cuốc ở các vùng mục đích là tìm cho được Thủy Tiên, bao nhiêu mưu mô đều thất bại, trải qua bao nhiêu lần không đạt được kết quả, cuối cùng hắn nghĩ ra một kế, dùng đại binh để trấn át tấn công trần gia, mục đích là truy bắt Thủy Tiên. Chuyện kể rằng năm đó trời mưa to nước sông dâng cao nhấn chìm nhiều nhà cửa ruộng vườn, cướp đi nhiều sinh mạng vô thường. Khi “Ái ngọc” biết được tin là Thủy Cung đã làm chuyện này chỉ vì Thủy Tiên, thì chàng súc động càng yêu thương vợ hiền bấy nhiêu, chàng đã gây nên mối thủy họa này cho nhân dân. Chàng thấy mình phải có trách nhiệm diệt trừ Thuồng Luồng bảo vệ hạnh phúc cho mình và nhân loại. Đêm hôm ấy Thủy Tiên và các con, cùng cộng đồng không còn thấy “Ái ngọc’ đâu cả sáng hôm sau khi con nước đang gào quấn, người ta thấy một hiệp sĩ đang cưỡi trên đầu một con rồng rẽ nước tiến ra khơi, ở ngoài khơi thuồng luồng đang vẫy vùng, trong cơn quần phá hắn nhận được tin “Ái ngọc” chính là chồng Thủy Tiên, hắn đã nổi điên và lao vào quyết chiên với hiệp sỹ kia chính là “Ái ngọc”, trong y phục quen thuộc vẫn chiếc rừu cung tên quen thuộc. Người ta kể trải qua nhiều ngày đêm “Ái ngọc” và thuồng luồng giao tranh quyết liệt, những cơn sống quận nhấn chìm đi muôn vàn xác chết của binh lính thuồng luồng, cuộc chiến diễn ra kinh hoàng nhưng không bên nào thắng bại, cả 2 đã thầm mệt không còn sức chiến đấu. “Ái ngọc” vạch một con đường đất tìm về với vợ con và cộng đồng. Thuồng luồng cùng vì si mê Tiên Thủy hắn cũng vạch đất hòng chiếm lại nàng. Nhưng vì sức quá tàn kiệt khi chưa tới được nơi Tiên Thủy và các con ẩn nấu thì đã chị chết dòng nước quấn thuồng luồng vào vực sâu khôn cùng, thế là chấm hết một tên quan tham lam và độc ác.Còn “Ái ngọc” bằng tình yêu thường vô vàn đối với vợ con và cộng đồng chàng đã tìm về tới nơi nhưng vết thương quá nặng không còn cách cứu chữa, trong cơn lâm nguy chàng đã ôm nàng và các on vào lòng rồi từ đó trở về với cõi tiên. Đau thương trước những tình cảm và việc làm của “Ái ngọc” cộng đồng đã đưa “Ái ngọc” về hang núi mà chàng xuất hiện. Đêm đó cả cộng đồng đã khóc, và người ta nghe thấy tiếng khóc ai oán của Tiên Thủy và các con. Sáng hôm sau người ta không còn thấy ngôi nhà của “Ái ngọc” đâu nữa, thay vào đó là một chiếc hangg, trào ra một dòng nước mát trong xanh. Cá ở đâu xuất hiện lạ kỳ chỉ có 1 loài duy nhất, gần dưới chân suối có xác một con rắn to bị cụt đuôi trôi dạt vào đó, nhân dân cho rằng đó là hiện thân của “Ái ngọc”, một con rồng được cử để giúp cộng đồng. Họ đã lập đền thờ ở đó và chôn cất đoàng hoàng. Và dòng suối kia chính là những dòng nước mắt khóc tang cho chồng của Tiên Thủy, những đàn cá lạ hiền hòa là những đứa con yêu quý của cháng “Ái ngọc” và nàng Tiên Thủy.Nhân dân ở đây yêu quý và cảm phục trước công lao của “Ái ngọc” họ đã lấy tên chàng để đặt tên cho quê hương của Suối Ngọc hiện nay vẫn thường gọi chính là “Suối thần cá Ngọc” thủa bấy giờ. Hàng năm nhân dân thôn Lương Ngọc xã Cẩm Lương vẫn tổ chức lễ hội xuống đồng vào ngày mùng 8 tháng giêng (khai hạ)Còn 2 vạch đất được đào kia hiện nay là 2 cái hòn nhưng điểm tập trung là ở một chỗ sau đó chảy ra sông, người ta nói một vạch bị cụt không tới được suối đó là vạch đất của thuồng luồng, còn vạch kia đã thông thiên với suối nước vẫn ngày đêm chảy qua đó. Người ta gọi là vạch đất của “Ái ngọc”. Còn đền thờ háo thân của “Ái ngọc” bây giờ được gọi là mó cụt (nơi chôn rắn cụt đuôi).

 

Suối Cá thần Cẩm Lương (còn gọi là Mó Ngọc) nằm bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, (cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 80 km về phía tây Bắc). Xã Cẩm Lương nằm ở bờ bắc sông Mã. Đàn cá ở suối cá thần này có hàng nghìn con lớn, nhỏ, mỗi con cá có thể nặng từ 2 kg đến 8 kg, có cá chúa nặng tới 30 kg, gồm các loài: Cá dốc (tên khoa học: Spinibarbichthys denticulatus, thuộc bộ Cá chép, có tên trong Sách đỏ Việt Nam); cá chài, cá mại. Hình thù các loài cá này rất lạ, màu sắc phong phú như: màu đỏ, xanh, hồng... Mỗi khi bơi, thân cá thần phát sáng nhiều màu, lấp lánh ánh bạc rất đẹp. Vào mùa nước cạn, lòng suối Ngọc chỉ sâu khoảng 20 cm đến 40 cm, nước trong vắt, có thể đưa tay xuống nước vuốt ve những con cá thần. Đây là điều hấp dẫn nên đã thu hút hàng nghìn lượt du khách đến suối cá thần Cẩm Lương mỗi năm. Bên cạnh suối cá thần, xã Cẩm Lương hiện đang còn giữ được nguyên vẹn hệ thống rừng nguyên sinh với các loài động, thực vật đặc trưng của vùng nhiệt đới, thuộc dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương. Tuy mật độ cá dày đặc nhưng nước suối không bao giờ tanh. Người dân ở đây vẫn thường nấu ăn bằng nước của dòng suối này. Hiện nay, đã có đường cầu treo qua sông Mã để du khách có thể qua lại dễ dàng.Người ta tin rằng cá ở đây linh thiêng nên mọi người chỉ đến chiêm ngưỡng và cầu may, không ai đánh bắt. Đây là một địa điểm tham quan nổi tiếng của Thanh Hóa. Theo niềm tin của người dân trong vùng, đây là giống cá thần. Sự sung túc của đàn cá trên dòng suối sẽ đem lại sự bình yên no ấm cho cuộc sống của bà con dân tộc Mường, nên truyền đời người dân trong khu vực luôn gìn giữ nuôi nấng, không ai dám ăn thịt loại cá này, vì đó là hành động xúc phạm đến thần linh, chẳng những gây ra tai hoạ cho mình mà còn cho cả cộng đồng.Có thể nói rõ hơn về xã Cẩm Lương là xung quanh giáp với các xã Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Giang của huyện Cẩm Thủy và phía bắc giáp huyện Bá Thước. Hiện nay, đã có đường cầu treo qua sông Mã để du khách có thể qua lại dễ dàng. Suối Lương Ngọc dài hơn trăm mét, chảy từ một hang đá chân núi, đổ ra cánh đồng thung lũng nằm thoai thoải bên bờ nam sông Mã.

Hàng nghìn con cá chen chúc trong một dòng suối nhỏ làm nên cảnh quan huyền bí hiếm có tại suối cá Cẩm Lương, Thanh Hóa.
Có dịp đến Thanh Hóa, bạn đừng quên ghé thăm suối cá thần Cẩm Lương - điểm du lịch tâm linh sinh thái nổi tiếng nhất nhì quê hương điệu hò sông Mã, được công nhận là di tích lịch sử và di sản văn hóa quan trọng cấp quốc gia từ năm 1993.

Một điều lạ lùng là những con cá ở suối Cẩm Lương chỉ bơi quanh quẩn đúng một đoạn suối dài hơn 100m và không bơi ra xa hơn nữa. Cá ở đoạn suối này đặc biệt chỉ ăn lá cây để sống chứ không ăn thịt đồng loại. Nước ở suối cá thần trong vắt và không có mùi tanh, có thể dùng cho sinh hoạt hoặc nấu nướng. Đây là một điều khó lý giải mà các nhà khoa học vẫn còn đang nghiên cứu.

Ngoài ăn lá cây rơi rụng từ trên cao, đàn cá suối Cẩm Lương được đội bảo vệ nơi đây cho ăn rau muống 1 hoặc 2 lần/tuần. Mỗi khi có lá cây hay vật thể rơi xuống suối, hàng nghìn con cá sẽ tranh nhau để giành lấy miếng mồi đó, tạo nên những âm thanh náo động.

Đàn cá ở suối Cẩm Lương là cá giốc (còn được gọi là cá dốc), thuộc bộ cá chép và có tên trong sách đỏ Việt Nam. Giống cá màu xanh thẫm này có hai bên mép đỏ tươi, mỗi khi bơi phát ra những luồng ánh sáng lấp lánh như ánh ngọc đẹp mắt. Người dân trong vùng tin rằng đây là giống cá thần hiếm có và sự sung túc của đàn cá sẽ đem lại bình yên no ấm cho cuộc sống của người dân địa phương.

Cây cầu đỏ bắc qua suối cá dẫn vào đền thờ thần Rắn là nơi dừng chân của nhiều khách tham quan và cũng là địa điểm dễ nhận diện nhất của suối cá thần Cẩm Lương. Tương truyền, thần Rắn - vị thần che chở cho cả đàn cá sẽ huy động một bầy rắn đông vô số kể từ trong núi đá ra để trừng phạt những ai bạo gan động đến đàn cá nơi đây.

Chính bởi điều trên, người dân ở đây lẫn khách tham quan đều không ai dám bắt hay ăn thịt loại cá này vì đó được cho là hành động xúc phạm đến thần linh, không những gây ra tai hoạ cho mình mà còn cho cả cộng đồng.

Cuối ngày, đàn cá thần sẽ bơi xuyên qua một khe hang nhỏ để trú ẩn bên trong núi. Cửa hang chỉ rộng hơn một sải tay nhưng lòng hang rộng và sâu, đủ sức chứa hàng nghìn con cá. Hàng năm vào dịp tháng giêng âm lịch, suối cá thần Cẩm Lương thu hút hàng nghìn du khách thập phương ghé thăm và tham dự lễ hội rước cá Thần truyền thống của người Mường.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news