Tuy làm ăn với rất nhiều đối tác Trung Quốc nhưng khi em gái muốn học tiếng Trung, nữ doanh nhân Hà Linh lại hết sức ngăn cấm. Phải chăng, có điều bí ẩn khó nói tốn tại đằng sau sự việc kì lạ này?
Sau cái chết đầy bí ẩn của nữ doanh nhân Hà Linh tại Trung Quốc, dư luận và báo chí rất tò mò về những thông tin xung quanh cuộc đời của người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh. Hàng loạt những nghi vấn về cái chết của bà Hà Linh được các thân nhân và dư luận đặt ra, những câu chuyện đời tư đầy bí ẩn của bà được tìm hiểu. Một trong số những câu chuyện đó là việc bà Hà Linh ngăn cấm em gái ruột của mình học tiếng Trung Quốc.
Nữ doanh nhân Hà Linh và 2 con trai. Nguồn: Internet |
Theo báo Tuổi trẻ & Đời sống, Chị Hà Ngọc Hương, em gái ruột của bà Hà Linh cho biết, trước khi lấy chồng là một doanh nhân nước ngoài, bà Hà Linh đã tiếp xúc với rất nhiều người Đài Loan và Trung Quốc, bởi bà Linh là thông dịch viên tiếng Trung của ngành du lịch.
Tuy nhiên, có một sự việc rất kì lạ và khó hiểu là khi Chị Hương muốn đi học tiếng Trung Quốc để phụ giúp công việc cho chị gái mình thì bà Linh lại ra sức ngan cấm, không cho học. “Đến giờ này tôi vẫn không hiểu vì sao. Phải chăng ngay từ những ngày đầu trong cuộc đời kinh doanh, chị ấy đã phải tiếp xúc với người nước ngoài... nên hiểu nhiều thứ hơn tôi, không muốn tôi dây vào?” – chị Hương nói.
Chị Hương cũng cho biết thêm, trong vài năm gần đây, Công ty Hà Linh của chị gái mình gặp không ít khó khăn từ phía đối thủ kinh doanh. Chị Hương cho biết: “Chị ấy thường than với tôi là chị đi đến đâu, họ tìm cách bít đường đến đó, chuyện đối thủ dùng thủ đoạn triệt tiêu chị có thể xảy ra bất cứ lúc nào”. Theo chị Hương, có lẽ đây cũng chính là một trong những nguyên nhân xuất hiện tin đồn trà ô long Đà Lạt nhiễm chất độc dioxin.
Trong tình trạng khó khăn này, chuyến đi của bà Hà Linh sang Trung Quốc ngày 19/9 được công ty và gia đình bà kì vọng sẽ giải quyết được khó khăn mà bà đang gặp phải. Bởi theo lời bà Linh nói sẽ gặp gỡ một đối tác để ký hợp đồng tiêu thụ trà ô long lâu dài. Đồng thời, phía đối tác này sẽ góp 20% vốn vào công ty. Tuy nhiên, khi được người thân hỏi thông tin đối tác trên là ai thì bà Linh lại muốn giữ bí mật vào phút chót, khi nào thành công mới tiết lộ thông tin. Đồng thời, đây cũng là một trong những yêu cầu từ phía bạn hàng bí ẩn.
Trên thực tế, công ty của bà Hà Linh không cần 20% vốn góp, mà phải chấp nhận như một điều kiện. Thậm chí, theo luật sư Trương Quang Quý, cố vấn pháp lý của công ty Hà Linh cho biết, nạn nhân phải chấp nhận chuyển trước cho một người môi giới một số tiền lớn trước khi đi Trung Quốc để có thể tiếp cận được đối tác trên.
Ông Quý cũng đặt ra nghi vấn: “Có thể do bà Linh có được đối tác làm ăn ở Trung Quốc khiến “đối thủ” muốn giết bà để giành thị trường. Cũng có thể những thỏa thuận hợp tác kia chỉ là miếng mồi chiêu dụ bà Linh sang Trung Quốc cho đồng bọn ra tay theo một ý đồ có trước”.
Nhân Văn (tông hợp)