"Biển người" chen lấn đi lễ đầu năm tại chùa Tam Chúc Thứ sáu, 27/01/2023, 10:23 (GMT+7)
Trong những ngày đầu năm mới, rất đông người đổ về khu du lịch Tam Chúc (Hà Nam) lễ bái và vui chơi đầu năm mới đã gây nên tình trạng chen lấn, lộn xộn. Theo dõi Tinmoi.vn trên "Biển người" chen lấn đi lễ đầu năm tại chùa Tam Chúc
Trong 5 ngày đầu năm Quý Mão (từ mùng 2 đến mùng 5 Tết ), tại quần thể khu du lịch tâm linh chùa Tam Chúc (huyện Kim Bảng, Hà Nam), hàng vạn người đổ về đi lễ đầu xuân. Theo ghi nhận của Người Đưa Tin, ngày 26/2, có tới hàng vạn người đến quần thể khu du lịch này. Tại các khu vực cổng vào, bãi đỗ xe, quầy bán vé, khu vực đợi lên thuyền vào khu du lịch dày đặc người chờ đợi để đến lượt. Các lực lượng làm nhiệm vụ rất vất vả để ổn định tình hình nhưng vẫn xảy ra tình trạng chen lấn, lộn xộn. Đặc biệt tại khu vực bến thuyền hàng dài người đứng chật kín xếp hàng để chờ mua vé, lên thuyền. Nhiều du khách tỏ ra rất mệt mỏi vì phải chờ đợi lâu trong không gian đông kín người. Nhất là người cao tuổi và trẻ em tỏ ra rất mệt mỏi sau khi xếp hàng cả giờ đồng hồ nhưng không đến lượt len thuyền vào chùa. Những em bé được bố mẹ cõng trên vai, ngủ giấc tạm để vượt qua đoạn ùn tắc. "Biển người" chen lấn đi lễ đầu năm tại chùa Tam Chúc Nhất là người cao tuổi và trẻ em tỏ ra rất mệt mỏi sau khi xếp hàng cả giờ đồng hồ nhưng không đến lượt len thuyền vào chùa.
Dòng người đông đúc chờ mua vé tàu để lên chùa theo hàng nhưng cảnh tượng nhìn khá lộn xộn. Dù phải trả 200.000 - 270.000 đồng/lượt ngồi thuyền tùy loại to, nhỏ vượt hồ vào chùa với 1 quãng đường khoảng 500 m, tuy nhiên, du khách phải nối đuôi nhau thành hàng dài, chen nhau mướt mồ hôi mới có thể lên được thuyền.
Chùa Tam Chúc từ khi đi vào hoạt động, vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, đều trở thành "điểm nóng" bởi biển người đổ về đi du xuân và đi lễ đầu năm gây nên bức tranh lộn xộn, chen chúc. Trong ảnh, nhiều du khách trên thuyền không mặc áo phao, dù có biển cảnh báo "hồ nước sâu nguy hiểm". Cản trở báo chí tác nghiệp
Một vấn đề đáng nói là trong quá trình ghi nhận hiện trạng đông đúc dịp đầu năm tại chùa Tam Chúc, Phóng viên cơ quan báo chí đã bị cản trở nhằm ngăn cản việc phản ánh chân thực tới bạn đọc. Một vấn đề đáng nói là trong quá trình ghi nhận hiện trạng đông đúc dịp đầu năm tại chùa Tam Chúc, Phóng viên cơ quan báo chí đã bị cản trở nhằm ngăn cản việc phản ánh chân thực tới bạn đọc.
Cụ thể, chiều ngày 26/1 (tức ngày mùng 5 Tết), trong quá trình ghi hình khu vực bán vé, chờ lên tàu của quần thể khu du lịch tâm lịch chùa Tam Chúc, Phóng viên Người Đưa Tin đã bị một người đàn ông (mặc áo xanh, đội mũ cối, không có biển, thẻ tên trong ảnh) cố tình cản trở, ngăn cản hoạt động tác nghiệp chính đáng. Người đàn ông này tự nhận mình là Người của Ban quản lý chùa Tam Chúc. Cho dù Phóng viên đã ra sức giải thích cũng như thông báo với bộ phận Truyền thông của Ban Quản lý và xuất trình thẻ nhà báo theo đúng Luật Báo chí nhưng vẫn liên tục bị ngăn cản, không cho tiếp cận khu vực bến chờ lên tàu, ngăn cản việc ghi hình. Luật Báo chí 2016 đã thể hiện rõ việc bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, phù hợp với Hiến pháp năm 2013. Đồng thời, cũng bảo đảm quyền tác nghiệp của nhà báo, phóng viên, bảo đảm trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc cung cấp thông tin cho báo chí, bảo đảm quyền hành nghề của nhà báo, không ai được xâm hại đến hoạt động tác nghiệp đúng pháp luật của nhà báo… Khoản 12 Điều 9 Luật Báo chí 2016 quy định nghiêm cấm các hành vi đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật. Việc cản trở hoạt động báo chí được biểu hiện ở các hành vi dùng lời nói, hoặc việc làm nhất định nhằm ngăn cản, gây khó khăn cho quá trình tác nghiệp của các nhà báo, phóng viên; ngăn cản trái phép, không cho nhà báo, phóng viên ghi hình, tiếp cận và thu thập thông tin, tài liệu theo đúng quy định của pháp luật. Điều 7 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản quy định rõ mức phạt đối với các hành vi cản trở hoạt động của báo chí trái pháp luật. Cụ thể, hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Mới đây, Thanh tra Chính phủ cũng đã ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Hà Nam. Trong đó có rất nhiều vi phạm liên quan dự án khu du lịch Tam Chúc được Thanh tra Chính phủ "vạch" ra. Theo kết luận thanh tra, khu du lịch này vướng hàng loạt vi phạm liên quan đến quy hoạch, tư vấn khảo sát, lập dự án điều chỉnh bổ sung...