Tin mới

Theo Bộ trưởng Thăng, dân nên đi gì về quê ăn Tết?

Thứ tư, 04/02/2015, 16:06 (GMT+7)

Chưa cần tính tới chuyện giảm giá vé, mà ngay cả các nhà xe có tăng giá gấp đôi hay thậm chí nhiều hơn thế thì đa phần các “thượng đế” vẫn phải ngậm đắng nuốt cay mà chấp nhận bị móc túi một cách trắng trợn để mong có thể về sum vầy Tết nơi quê nhà.

Chưa cần tính tới chuyện giảm giá vé, mà ngay cả các nhà xe có tăng giá gấp đôi hay thậm chí nhiều hơn thế thì đa phần các “thượng đế” vẫn phải ngậm đắng nuốt cay mà chấp nhận bị móc túi một các trắng trợn để mong có thể về sum vầy Tết nơi quê nhà.

Như một điệp khúc “đến hẹn lại lên”, các dịp lễ tết là thời điểm “vào mùa kiếm ăn” của các hãng xe khách. Cũng chính bởi thế, kiểu chặt chém, làm giá của các nhà xe đối với hành khách không phải là chuyện hiếm (nếu không nói là đang rất phổ biến hiện nay). Và chính vì thế, đường về quê ăn Tết của biết bao nhiêu người vẫn còn lắm nẻo gian nan.

Những ngày cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, và để phục vụ chuyên chở một lượng lớn người từ phố về quê, các hãng xe tăng tốc tăng chuyến. Chưa cần tính tới việc đảm bảo an toàn, chưa cần đề cập tới chuyện xe chở đúng hay quá số lượng người cho phép hay những chuyện tương tự như thế, mà việc nhà xe “ép giá” cho đến thời điểm hiện tại cũng không phải là câu chuyện cũ.

Hôm 3/2 vừa qua, kiểm tra công tác phục vụ Tết tại Bến xe Miền Đông (TPHCM), Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng yêu cầu công khai những hãng xe đò đã giảm giá; chỉ mặt, chỉ tên những doanh nghiệp chưa giảm giá, nói rõ hành khách đang bị móc túi bao nhiêu tiền.

Theo lời của Bộ trưởng thì “chúng ta làm một cuộc vận động hành khách không đi xe của những hãng chưa giảm giá cước. Những doanh nghiệp này cần phải bị tẩy chay. Chúng ta không thể để tình trạng chây ì mãi được…”

 Tẩy chay các hãng xe không giảm giá vé thì hành khách biết đi gì về quê?

Tuy nhiên, trong thực tế, nếu không chấp nhận đánh đu với mấy chiếc xe đò, người dân đâu còn phương tiện nào để từ phố về quê. Vì vậy, dẫu biết rằng bị ép giá, bị chèn chỗ ngồi, bị ám ảnh bởi một nghìn lẻ một lý do an toàn giao thông đường bộ khi xe chở quá tải, phóng nhanh vượt ẩu để còn kịp tăng chuyến nhưng những hành khách xa quê đâu có thể còn lựa chọn nào khác. Nếu chấp nhận không lựa chọn các hãng xe khách không giảm giá vé giống như lời kêu gọi của Bộ trưởng Thăng thì họ - những người xa quê mà phần đông là sinh viên, người lao động tỉnh lẻ cũng cần có một phương án hỗ trợ nào đó.

Bộ trưởng còn yêu cầu bến xe phải có đường dây nóng để người dân kịp thời liên hệ khi cần, đồng thời công khai tất cả những luồng xe, tuyến xe, số vé của từng hãng. Đặc biệt, bến xe phải công khai lên mạng và tại bến xe ngay trong ngày những doanh nghiệp nào đã giảm giá cước và chưa giảm giá cước. Điều này ít nhiều cũng nói lên những trăn trở của Bộ trưởng đối với chuyện đi lại khó khăn của dân tình trong những ngày giáp Tết. Theo Bộ trưởng, cơ quan trực tiếp quản lý chuyện lưu thông, lưu hành, niêm yết giá vé là các bến xe cũng can dự một phần không nhỏ trong những chuyến lưu hành của các hãng. Thế nhưng, thực tế là đã từ rất lâu, các đường dây nóng của các bến xe luôn luôn “lạnh”. Thế mới có chuyện xe chạy sai tuyến mà không bị “sờ gáy”, nhà xe “trảm hành khách” một cách vô tội vạ nhưng chỉ riêng các hành khách ngậm ngùi. Vé xe niêm yết một giá nhưng nhà xe tận thu một mức giá khác … cao hơn.

Và mặc dù đã có chỉ đạo trực tiếp của ông Bộ trưởng nhưng mấy ai dám đảm bảo rằng sau Tết này, sẽ không xuất hiện những lời kêu ca, phàn nàn, bức xúc của hành khách trên những chuyến xe khách từ phố về quê hay từ quê lên phố. Và mặc dù biết là bị “móc túi” một cách công khai nhưng nếu không chấp nhận thực tế đó thì hành khách còn có cơ hội lựa chọn một phương án nào khác hơn.

Vũ Đậu

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news