Tin mới

Ca nghi nhiễm Ebola tại Đà Nẵng: Cán bộ đầu trần, chân giày thách thức dịch bệnh?

Thứ hai, 03/11/2014, 10:12 (GMT+7)

Mặc dù được chỉ định cần phải xử lý như một bệnh nhân Ebola nhưng công tác cách ly để điều trị ca nghi nhiễm bệnh này lại được tiến hành một cách sơ sài.

 

 

Mặc dù được chỉ định cần phải xử lý như một bệnh nhân Ebola nhưng công tác cách ly để điều trị ca nghi nhiễm bệnh này lại được tiến hành một cách sơ sài.

Phát hiện ca nghi nhiễm Ebola, Sở Y tế Đà Nẵng đã yêu cầu bệnh viện Đà Nẵng thực hiện nghiêm túc công tác cách ly, chuẩn đoán và điều trị theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế; làm triệt để các biện pháp bảo hộ nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối, không để dịch bệnh lây lan cho cán bộ, nhân viên ngành y tế trực tiếp tiếp xúc, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân nghi nghiễm Ebola.

Tuy nhiên, trên thực tế, công tác cách ly bảo đảm an toàn trong trường hợp này được tiến hành một cách rất hình thức. Khi phát hiện nghi nhiễm Ebola, chỉ có ba nhân viên y tế đi sát bệnh nhân được trang bị loại quần áo bảo hộ nhằm cách ly lây nhiễm qua tiếp xúc. Còn bệnh nhân chỉ đeo loại khẩu trang y tế thông thường. Và những người còn lại trong đoàn đưa bệnh nhân về nơi điều trị thì “vô tư” không cần bất cứ loại thiết bị bảo hộ nào mặc dù cự ly giữa bệnh nhân và đoàn cán bộ này khá gần.

Ngoài ba nhân viên được trang bị thiết bị bảo hộ, còn cả đoàn người đi sau vẫn mặc trang phục thông thường

Hơn nữa, ngay sau khi tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, bác sĩ Ngô Thị Kim Yến, Phó giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, người bạn tiếp xúc với bệnh nhân cũng đang được giám sát bệnh. Như vậy đủ thấy ca nghi nhiễm trong trường hợp này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được theo dõi và kiểm tra kịp thời. Nhưng dường như cả đoàn cán bộ y tế đi cùng bệnh nhân không mảy may ý thức được tính chất nghiêm trọng của vấn đề. Bằng chứng là cán bộ vẫn để đầu trần, chân giày và sơ mi công sở hiên ngang đi bên người bệnh mặc dù đối với người trong ngành y tế, ý thức về chuyện cách ly và bảo đảm an toàn trong trường hợp này phải được lưu ý hàng đầu.

Và chỉ một trường hợp là bạn của bệnh nhân được đưa vào diện theo dõi, kiểm tra; còn số cán bộ trên dường như có sức đề kháng đặc biệt nên không cần giám sát.

Điều may mắn là kết quả xét nghiệm PCR lần 2 khẳng định bệnh nhân không mắc Ebola. Tuy nhiên, nếu giả định mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với Ebola thì những người tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm bệnh trong khi không có thiết bị cách ly an toàn chắc chắn sẽ gây nhiều nguy hại đối với cộng đồng.

18h30 tối 1/11, Sở Y tế Đà Nẵng đã phát thông báo khẩn gửi Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng, Viện Pasteur Nha Trang và các ban ngành địa phương, về việc xử lý trường hợp nghi nhiễm vi rút Ebola.

Bệnh nhân được chuẩn đoán đã sốt 2 ngày, chưa rõ nguyên nhân. Do đi về từ vùng có dịch Ebola nên theo quy định phải lập tức chuyển vào bệnh viện Đà Nẵng để điều trị.

Theo Vũ Đậu (Người đưa tin)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news