Tin mới

Các loại phí phải thanh toán sau khi 'chốt đơn' mua xe máy

Thứ tư, 04/10/2023, 10:33 (GMT+7)

Dưới đây là cụ thể các loại phí bạn phải thanh toán sau khi mua xe máy mà ít người biết.

Sau khi bạn bỏ một số tiền lớn để mua xe thì còn phải chịu thêm những khoản chi phi khác như: Thuế giá trị gia tăng (VAT), lệ phí đăng ký xe và cấp mới biển số, lệ phí trước bạ,... Dưới đây là cụ thể từng mức phí bạn sẽ phải chi trả để chiếc xe có thể hoạt động được ở ngoài đường: 

Chi tiết cách tính lệ phí trước bạ với xe máy năm 2023 
Chi tiết cách tính lệ phí trước bạ với xe máy năm 2023 

Thuế VAT

Thuế VAT là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Theo quy định mới nhất, các loại xe máy có dung tích xy-lanh dưới 125cc có mức thuế GTGT là 8%. Các dòng xe máy có dung tích trên 125cc chịu thuế giá trị gia tăng là 10%. Thông thường thì trong mức giá đề xuất mà các đại lý đưa ra đã bao gồm trong đó thuế giá trị gia tăng.

Lệ phí trước bạ

Theo Khoản 4 Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP mức thu lệ phí trước bạ với xe máy là 2%, riêng:

- Xe máy của tổ chức, cá nhân ở các thành phố trực thuộc trung ương; thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi UBND tỉnh đóng trụ sở nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức là 5%. Đối với xe máy nộp lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi được áp dụng mức thu là 1%.

- Đối với trường hợp chủ tài sản đã kê khai, nộp lệ phí trước bạ đối với xe máy là 2%, sau đó chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở các thành phố trực thuộc trung ương; thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi UBND tỉnh đóng trụ sở thì nộp lệ phí trước bạ theo mức là 5%.

Các loại phí phải thanh toán sau khi 'chốt đơn' mua xe máy - Ảnh 1
 

Mức thu lệ phí đăng ký, cấp biển số

Thông tư số 229/2016 của Bộ Tài chính quy định, tổ chức, cá nhân ở khu vực nào thì nộp lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông theo mức thu quy định tương ứng với khu vực đó, nếu là tổ chức thì nộp lệ phí theo địa chỉ nơi đóng trụ sở ghi trong đăng ký kinh doanh, nếu là cá nhân thì nộp lệ phí theo địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Ba khu vực gồm:

- Khu vực 1 (Hà Nội và TP HCM)

- Khu vực 2: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thở và các thành phố trực thuộc tỉnh và các thị xã

- Khu vực 3: những nơi còn lại.

Cụ thể được áp dụng như sau: 

Giá xe

Khu vực 1

Khu vực 2

Khu vực 3

Dưới 15 triệu

500.000 - 1 triệu

200.000

50.000

15 triệu - 40 triệu

1-2 triệu

400.000

50.000

Trên 40 triệu

2-4 triệu

800.000

50.000

Đơn vị: đồng

Chi phí khác

Phía bên trên là những mức phí bạn cần phải nộp để xe hoàn thiện giấy tờ, ngoài ra bạn cũng cần phải mua thêm các loại bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện theo quy định của pháp luật. 

Các loại phí phải thanh toán sau khi 'chốt đơn' mua xe máy - Ảnh 2
 

Áp dụng theo Thông tư số 22/2016 về Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.

Cụ thể:

Xe dưới 50 phân khối: 55.000 đồng; xe trên 50 phân khối: 60.000 đồng; xe môtô 3 bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự: 290.000 đồng. (Phí bảo hiểm trên đây chưa bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng). Trong quá trình đăng ký cấp biển số còn phát sinh một số chi phí như cà số khung, số máy (từ 200.000 đồng tùy địa điểm) hoặc dịch vụ đăng ký "nhanh"...

Hầu hết đại lý bán xe máy đều có dịch vụ hỗ trợ khách hàng đăng ký nhanh (làm tất cả các thủ tục từ khi mua xe cho đến khi ra biển), chi phí từ 400.000 đến 800.000 đồng.

Như vậy, khi mua xe máy, khách hàng cần phải thanh toán các khoản chi phí như sau: Giá xe thực tế tại đại lý + Phí trước bạ + tiền bấm biển số + bảo hiểm + phí cà số khung, máy (theo dịch vụ). 

Ảnh: Tổng hợp 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Chính sách xe máy