Tin mới

Cách ăn mì tôm tốt nhất để hạn chế tác hại với cơ thể

Thứ năm, 15/01/2015, 09:48 (GMT+7)

Mì ăn liền được cho là loại thực phẩm tiện dụng ít mất thời gian chế biến nên được rất nhiều người lựa chọn cho bữa ăn hàng ngày, nhất là bữa sáng. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu, trong mì ăn liền có chất chống oxy hoá gây hại cho sức khoẻ nếu ăn thường xuyên. Vì vậy, để hạn chế tác hại của mỳ ăn liền, bạn cần phải biết cách ăn.

Mì ăn liền được cho là loại thực phẩm tiện dụng ít mất thời gian chế biến nên được rất nhiều người lựa chọn cho bữa ăn hàng ngày, nhất là bữa sáng. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu, trong mì ăn liền có chất chống oxy hoá gây hại cho sức khoẻ nếu ăn thường xuyên. Vì vậy, để hạn chế tác hại của mỳ ăn liền, bạn cần phải biết cách ăn.

Thông tin đăng tải trên VTC News, theo kết quả thí nghiệm của tiến sỹBraden Kuo, công tác tại Bệnh viện cộng đồng Massachsetts (Mỹ) cho thấy mì ăn liền là "đối thủ" của hệ tiêu hoá.

Theo đó, để hỗ trợ cho cuộc thí nghiệm này, ông Kuo đã sử dụng một chiếc camera siêu nhỏ để dẫn chứng điều gì xảy ra bên trong dạ dày và đường tiêu hóa của chúng ta sau khi chúng ta tiêu thụ mỳ ăn liền. Kết quả cho thấy sau nhiều giờ, mì ăn liền vẫn chưa phân huỷ trong dạ dày. Điều này cho thấy, mì ăn liền khiến dạ dày của chúng ta phải hoạt động gấp nhiều lần những loại thức ăn khác để có thể tiêu hoá được. Do đó, nó không hề tốt cho hệ tieu hoá của con người.

Điều nguy hiểm là trong mì ăn liền lại chứa một loại chất phụ gia chống oxy hoá TBHQ, loại chất này lại không phải là chất chống oxy hoá tự nhiên vẫn được dùng trong ngành công nghiệp dầu khí không hề có lợi cho con người. Điều tất yếu là khi chúng ta tiêu thụ mì ăn liền thì cơ thể buộc phải hấp thụ loại chất này vào máu.

 Nếu tiêu thụ vượt quá mức "an toàn", ví như vượt mức 5 gram TBHQ là chúng ta có thể tử vong.

                                       

Theo bác sĩ Lâm, không nên ăn "mỳ úp" để hạn chế tác hại với sức khoẻ (ảnh minh hoạ)

Những hậu quả mà TBHQ để lại cho cơ thể còn có các triệu chứng như: buồn nôn, ói mửa, ù tai, mê sảng, cảm thấy mệt mỏi, đột quỵ...

Hơn nữa, theo kết quả  nghiên cứu mới nhất được đăng trên tạp chí Journal of Nutrition còn cho thấy, người nào tiêu thụ mỳ ăn liền trên 3 lần mỗi tuần có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và tim mạch.

Cụ thể hơn, phụ nữ ăn mỳ ăn liền hơn 2 lần 1 tuần thì có 68% mắc hội chứng chuyển hóa, thông qua các triệu chứng như: béo phì, huyết áp cao, áp lực máu cao, nồng độ Choleseterol HDL thấp.

Dẫu biết là thế nhưng dường như thói quen sử dụng mì ăn liền không thể bỏ trong bữa ăn của chúng ta. Vì thế để hạn chế tối đa tác hại của mì tôm đối với sức khoẻ, theo PGS.BS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, chúng ta có thể kiểm soát được điều này khi thay đổi thói quen sử dụng mì bằng những cách dưới đây:

Loại bỏ gói gia vị mì tôm: M ăn liền vốn được chế biến theo phương pháp chiên, tích nhiều dầu mỡ gây béo dễ dẫn đến các bệnh béo phì, tim mạch dù đã có những nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều thực phẩm này có nguy cơ suy dinh dưỡng cao. Trước những chất béo không tốt cho cơ thể này, BS Nguyễn Thị Lâm đưa ra lời khuyên ngoài việc phải vứt bỏ gói dầu gia vị thường có trong mỳ ăn liền.

Thêm rau xanh vào bát mỳ: Việc bổ sung thêm rau xanh sẽ giảm được lượng chất béo thừa hấp thụ vào cơ thể, bac sĩ Lâm khuyên. Ngoài ra, bạn cũng nên thêm vào mỗi vắt mì từ 25-30gram thịt bò, thịt lợn hoặc tôm để bổ sung chất dinh dưỡng.

Đặc biệt, không nên ăn "mỳ úp": Đây là thói quen phổ biến của nhiều người để tiết kieemjt hời gian. Tuy nhiên bác sĩ Lâm cho biết, thay  vì tiết kiệm thời gian bằng cách cho vắt mỳ vào tô, đổ nước nóng, đậy nắp đợi chín, bác sĩ Lâm khuyên nên đun sôi, đổ ra để ráo; tiếp tục nấu nước lần 2 và cho mỳ đã chín sơ vào chế biến. Bằng cách này, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt đã bị biến đổi trong vắt mì sẽ giảm được phần nào.

Bí quyết làm sạch lòng lợn, luộc lòng trắng giòn ngon

 

 

Thoa Nguyễn (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news