Tin mới

Cách nhận biết loại cua đá biển kịch độc tuyệt đối không ăn

Thứ tư, 20/04/2016, 16:36 (GMT+7)

Các loại cua có màu sắc lạ mắt như cua mặt quỷ, cua Florida, cua hạt là những loại cua cấm ăn.

Các loại cua có màu sắc lạ mắt như cua mặt quỷ, cua Florida, cua hạt là những loại cua cấm ăn.

Xem thêm: Bắt được cá mập khổng lồ nặng 1 tấn hiếm thấy ở Nhật Bản

[mecloud]ibC6EcNzs4[/mecloud]

Theo tin từ Thanh Niên, ngày 19/4, bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ (Đà Nẵng) xác nhận bệnh nhân Phan Văn Cư (SN 1962, trú tổ 19A, phường Mân Thái, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) đã tử vong trước đó do bị ngộ độc nặng vì ăn cua. Theo người nhà, loài cua ông Cư ăn to bằng bàn tay, trên mai có nhiều chấm tròn đỏ sẫm, ít thịt.

Tiến sĩ Bùi Quang Tề, "chuyên gia bệnh học thủy sản (nguyên Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) cho biết: “Ăn cua đá biển rất dễ nhiễm sán lá phổi. Ở nước ta đã phát hiện loài cua đá Potamicus sp mang ấu trùng sán lá phổi. Thực tế nhiều trường hợp đã phải nhập viện vì sán lá phổi sau khi ăn cua đá”.

Triệu chứng khi bị ngộ độc cấp tình sau khi ăn 20-30 phút là tê, rát bỏng ở môi và đầu lưỡi, đau bụng, buồn nôn, nôn dữ dội. Nặng hơn có thể bị hôn mê, suy hô hấp cao, truy tim mạch và dẫn đến tử vong chỉ sau 30 phút hoặc 8 giờ nếu không được cấp cứu kịp thời.

Để cấp cứu kịp thời khi bị ngộ độc, các chuyên gia y tế khuyến cáo, biện pháp hữu hiệu chỉ là kích thích cho bệnh nhân nôn càng sớm, càng nhiều càng tốt.

Theo Kiến thức, những loài cua nằm trong danh mục cấm ăn:

Cua mặt quỷ 

 

Là loại cua có độc phổ biển ở vùng biển nước ta. Độc tố trong cua mặt quỷ chủ yếu là saxitonin, nằm ở thịt, trứng cua, nhiều nhất là thịt càng và chân cua. Cua mặt quỷ có ở các tỉnh ven biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu, thường gặp ở các rạn cạn, vùng triều thấp. Những người ăn nhầm cua mặt quỷ có thể bị ngộ độc thần kinh.

Cua Florida

 

Loại cua này có vỏ đầu ngực gần giống hình elip ngang. Mặt lưng của vỏ cua hơi lồi nhưng láng phẳng, khó xác định các vùng. Cua sống có những vệt màu xanh da trời nhạt hơi lục, pha trộn với những vết loang màu đỏ tía . Các ngón chân kìm màu sậm.

Cua hạt

 

Loại cua này có vỏ đầu ngực có dạng nửa vòng tròn, dài nhất khoảng 30mm, rộng nhất khoảng 40mm, được phủ kín bởi các u lồi dạng hạt. Cua sống thì có màu xanh lá cây đậm hơi vàng, đôi khi màu nâu vàng hoặc hơi đỏ tía. Đốt ngón các chân kìm có màu đen. Loại cua hạt thường được tìm thấy trên rạn san hô sống, ở độ sâu khoảng 3m, tại Hòn Tầm - Nha Trang.

Theo TS.BS Trần Bá Thoại - Ủy viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam nguyên tắc tránh ngộ độc khi ăn cua đá biển là cua lạ, hình kỳ quái, màu sặc sỡ: chớ dại mà ăn!

Xem thêm: Video cá tầm nhảy múa trong bể cá siêu thị để tránh bị giết thịt

[mecloud]yFuSU1S8CN[/mecloud]

Dã Quỳ (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news