Tin mới

Cách phân biệt đu đủ "sạch" và ủ đất đèn

Thứ sáu, 08/01/2016, 09:05 (GMT+7)

Việc sử dụng đất đèn ủ trái cây còn khá phổ biến ở nước ta, việc này ít nhiều gây hại sức khỏe của con người, vậy làm thế nào để phân biệt hoa quả chín tự nhiên và hoa quả ủ đất đèn?  

Việc sử dụng đất đèn ủ trái cây còn khá phổ biến ở nước ta, việc này ít nhiều gây hại sức khỏe của con người, vậy làm thế nào để phân biệt hoa quả chín tự nhiên và hoa quả ủ đất đèn?

Dưới đây là những lưu ý khi chọn mua đu đủ - loại trái cây bị ủ đất đèn để bảo quản.

 

Cách phân biệt đu đủ chín tự nhiên và đu đủ ủ đất đèn

Bằng mắt thường chúng ta có thể nhận biết được loại đu đủ chín tự nhiên và đu đủ ủ đất đèn, đu đủ bằng hóa chất thường vàng đều, bóng, trơn và rất đẹp mã, còn đu đủ chín tự nhiên hay bị rám, thối và lên men.

Cách chọn đu đủ ngon

Nên chọn những quả dài, cầm nặng tay, chín đầu, cuống còn nhựa dính sẽ ngọt và thơm. Vỏ ngoài vàng có lốm đốm xanh nhỏ li ti, quả thuôn dài.

Nguy hiểm khôn lường khi dùng đất đèn ủ trái cây

Chia sẻ trên Sài Gòn Tiếp Thị, TS. Phạm Văn Tấn, Phó giám đốc Phân viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch (SIAEP), đất đèn là tên gọi một hợp chất hóa học có công thức CaC2 (calcium carbide). Khi cho đất đèn phản ứng với nước sẽ sinh ra khí acetylene (C2H2) hay còn gọi là “khí đá”. Khí này có tác dụng làm cho trái cây chín đồng đều và đẹp hơn so với để chín tự nhiên. Để ủ chín, tùy theo từng loại trái cây, có thể phun khí acetylene vào buồng ủ chín đến các nồng độ thích hợp.

Theo đó, khí acetylene sinh ra từ đất đèn không gây ngộ độc lắm nếu chỉ tiếp xúc ở nồng độ thấp dưới 2,5% trong khoảng thời gian ngắn dưới một giờ. Nhưng nếu tiếp xúc ở nồng độ trên 33%, con người có thể bị ngất xỉu. Ngoài ra, khí acetylene có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người trong một thời gian dài.

Các triệu chứng khi bị ngộ độc acetylene là khát nước, khó nuốt, ói mửa và cảm giác ngứa ngáy ở miệng, cổ họng hay mũi và đặc biệt có thể làm hỏng mắt vĩnh viễn…
Trước khi ăn nên rửa kỹ trái cây dưới vòi nước chảy, tốt nhất là nên gọt bỏ vỏ.
Theo TS. Phạm Văn Tấn, do đất đèn độc hại nên đã bị cấm sử dụng ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, tại Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nepal, Việt Nam… việc sử dụng chất này để ủ trái cây vẫn còn khá phổ biến.

Dã Quỳ (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news