Tin mới

Cách xử lý khi điện thoại "tắm mưa"

Thứ sáu, 27/05/2016, 12:03 (GMT+7)

Nếu bất chợt trời đổ mưa khi bạn đang đi xe máy với điện thoại trong túi bị ướt. Nếu không xử lí kịp thời, rất có thể thiết bị sẽ hư hại. Dưới đây là một số cách xử lý nhanh khi điện thoại bị thấm nước mưa

Nếu bất chợt trời đổ mưa khi bạn đang đi xe máy với điện thoại trong túi bị ướt. Nếu không xử lí kịp thời, rất có thể thiết bị sẽ hư hại. Dưới đây là một số cách xử lý nhanh khi điện thoại bị thấm nước mưa.

Tháo ngay pin điện thoại / tắt nguồn

Khi máy của bạn có dấu hiệu bị thấm nước, bạn nên ngay lập tức tháo bỏ viên pin (với máy pin rời) hoặc tắt nguồn (với các máy pin liền) vì nếu nước đã thấm vào được bên trong bo mạch, nguồn điện sẽ gây ra hiện tượng cháy-chập cách linh kiện bên trong main. Vì vậy, bạn phải ngắt cung cấp nguồn cho điện thoại nhanh nhất có thể.

Tìm cách tắt nguồn nhanh nhất có thể. Ảnh: Internet

Tháo bung điện thoại ra nhanh nhất nếu bạn có thể

Đây là điều không dễ  thực hiện với các máy có thiết kế nguyên khối nhưng nếu bạn có thể tháo rời các linh kiện của điện thoại mình, ngay khi điện thoại bị thấm nước bạn nên tháo tách các bộ phận linh kiện ra để sây hoặc hút ẩm. Do việc này giúp bạn hút- sấy hơi nước một cách triệt để nhất. 

Nếu làm hai bước trên thành công, khả năng "cứu" được chiếc điện thoại là rất cao.

Tháo bung các linh kiện nhanh khi có thể. Ảnh: Internet

Bỏ điện thoại vào thùng gạo chỉ là giải pháp tạm thời

Rất nhiều người truyền tai nhau kinh nghiệm bỏ điện thoại vào thùng gạo để hút ẩm. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng nên áp dụng nếu máy của bạn bị "hơi nước" còn nếu máy của ban bị thấm nước nhiều hơn, bạn nên cho máy vào túi hạt chống/hút ẩm Silicagel. Loại hạt này được bán rất nhiều ở các cửa hàng vật liệu với hiệu quả hút ẩm rất nhanh và hiệu quả. Theo tư vấn của một thợ sửa chữa, tốt nhất các bạn nên tháo rời linh kiện ra và bỏ vào túi hạt Silicagel sau khoảng 3 tiếng là đảm bảo và an tâm nhất.

Thay vì thùng gạo, nên dùng Silicagel. Ảnh: Internet

Không nên dùng máy sấy, khò

Đây là cách được khá nhiều "chị em" sử dụng. Việc dùng máy sấy để "hong khô" điện thoại thường làm ảnh hưởng đến các linh kiện như màn hình, vỏ nhựa, các linh kiện được phủ keo do nhiệt độ cao của máy sấy.

Bạn chỉ nên sử dụng cách này khi đã bung được hết các linh kiện và có kinh nghiệm trong việc khò/hàn linh kiện. Nói chung, đây là cách không khuyến khích nên dùng.

Không nên sấy điện thoại trực tiếp. Ảnh: Internet

Đưa ngay máy ra hãng kiểm tra khi có thể

Dù cho bạn đã sấy khô và điện thoại vẫn sử dụng bình thường nhưng bạn nên đưa máy ra hãng hoăc các cửa hàng có uy tín để kiếm tra lại máy một lần nữa do các linh kiện trong máy sau khi đã thấm nước dù có được sấy khô vẫn tiền ẩn nhiều nguy cơ hỏng hóc do oxy hóa.

Nên đưa ra các trung tâm bảo hành ngay khi có thể. Ảnh: Internet

Thông thường những máy sau khi đã thấm nước thường có các hậu quả: Loa rè, camera mờ, màn hình ám màu, hao nguồn rất nhanh.

Thiết bị của bạn một khi đã bị thấm nước, dù cho có được xử lí thì hiệu năng cũng không thể được như trước nữa. Chúng ta nên chú ý hơn để tránh gặp phải những trường hợp này.

                                                                                                              Quý Vũ (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news