Tin mới

Câu chuyện hổ và sư tử con nào mạnh hơn: Bài học cho chúng ta!

Thứ sáu, 17/11/2017, 14:34 (GMT+7)

Theo bạn thì hổ hay sư tử mạnh hơn? Mạnh hơn phải chăng đã là đủ cho cuộc chiến sinh tồn?

Theo bạn thì hổ hay sư tử mạnh hơn? Mạnh hơn phải chăng đã là đủ cho cuộc chiến sinh tồn?

Loài nào mạnh hơn: đã có câu trả lời

Các nhà động vật học ở Mỹ đã làm 1 thử nghiệm: cho 1 con hổ và 1 con sư tử có cùng số cân nặng, cùng độ tuổi và có chế độ ăn uống giống nhau, bỏ đói chúng và thả vào đó 1 miếng thịt.

Hai con dã thú đói ăn đã lao vào chiến đấu giành sự sống.

Kết quả của những lần thí nghiệm như vậy với những con hổ và sư tử khác nhau cho kết quả là 70% hổ thắng. 

Vậy tại sao loài hổ lại có được ưu thế như vậy trong khi những nghiên cứu cho thấy sư tử có sức mạnh cơ bắp lớn hơn, uy lực của bộ hàm và có bộ bờm bảo vệ?

Đó là bởi hổ dẻo dai và khéo léo hơn, cơ mưu hơn trong những lần chiến đấu. Đó chính là kết quả của lối sống độc lập thay vì bầy đàn như sư tử.

Tại sao lối sống độc lập lại tạo ra cá nhân mạnh mẽ hơn lối sống bầy đàn?

Thông thường ai cũng nghĩ rằng lối sống bầy đàn của sư tử sẽ có lợi hơn, các con sư tử dạy nhau săn mồi từ thủa nhỏ, lớn lên chúng có các cuộc chiến nội bộ để phân định ai là "trưởng bầy" và sở hữu những con sư tử cái.

Chúng có cộng đồng để phát triển bản thân, còn hổ thì lại cô độc một mình, lặng lẽ săn mồi, không có bạn bè để giúp đỡ, phát triển cho mình.

Thực chất sự khác biệt ở đây là bởi do sống độc lập, nên hổ sẽ phải nhịn đói nếu không săn được mồi, còn sư tử săn theo bầy đàn, chia sẻ chiến lợi phẩm nên gần như sẽ không bao giờ bị đói.

Chính sự khó khăn vì phải đơn độc săn mồi, nên khả năng chiến đấu để sinh tồn, sự quyết tâm và kinh nghiệm chiến đấu thực tế của hổ lớn hơn sư tử. Do vậy, hổ mới là loài vật mạnh mẽ nhất trên cạn.

Ngược lại, do quen việc được bầy đàn hỗ trợ khi khó khăn, sư tử lại không có được nhiều những trận huyết chiến độc lập với các loài vật mạnh mẽ khác.

Thế nên, rõ ràng nếu chiến đấu 1-1, nó không thể chiến thắng được hổ.

Giống hổ liệu đã tốt?

Nhưng các bạn thử nghĩ xem, hổ có thể chiến thắng sư tử khi "chơi" 1đấu 1, nhưng nếu chiến đấu theo bầy đàn thì bên nào thắng?

Rõ ràng là đàn hổ khi đó sẽ không có cửa thắng đàn sư tử, do không có thói quen và kỹ năng kết hợp với nhau, không được rèn luyện tính đồng đội từ nhỏ như sư tử.

Và quan trọng hơn cả, đàn hổ không biết được những lợi ích khi có đồng đội hỗ trợ.

Một con sư tử có thể một mình giết con trâu rừng, nhưng thông thường cả đàn sẽ cùng đi săn như thế này.

Kết quả là, trong khi sư tử ngày càng mạnh mẽ và thống trị những vùng thảo nguyên rộng trong Thế giới động vật thì hổ, dù là cá thể mạnh nhất nhưng lại đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Đó là bởi đàn sư tử đi cùng nhau, là nỗi ám ảnh của tất cả các loài động vật khác, ngay cả đối với những tên săn bắn trộm. Trong khi hổ lại không thể thắng nếu gặp 1 bầy sói đông, hay có thể bị sát hại bởi cả những thợ săn đơn lẻ.

Lối sống của người Việt nói chung, về một mặt nào đó, cũng như loài hổ.

Chúng ta đi lên từ nghèo khổ, điều kiện thiếu thốn, không ngại khó khăn, vượt qua thử thách, và sẵn sàng giúp đỡ nhau kiểu "lá lành đùm lá rách". Nhưng tương trợ nhau để cùng thành công, vươn lên đỉnh cao, thì lại khó khăn.

Câu chuyện về chiếc Bphone gần đây và game Flappy Bird ngày trước, cũng phản ánh khá rõ "tính xấu" này của người Việt.

Nhiều thế hệ học sinh sinh viên đi thi toán học quốc tế, chẳng ngán ngẩm bất kỳ quốc gia nào, kết quả "chấp" cả các nước phát triển cao như Mỹ, Anh, Pháp... Chúng ta cũng có GS Ngô Bảo Châu, người mang dòng máu Việt...

Nhưng nền toán học của chúng ta thì vẫn vậy, không có thành tựu nào đáng kể cả về lý thuyết lẫn ứng dụng thực tế. Tương tự với rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác...

Đến lúc này thì có lẽ chúng ta đã có câu trả lời của riêng mình cho câu hỏi: vậy giống hổ hay sư tử thì tốt hơn?

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news