Quyền pháp của Hoắc Tự Chính luôn đột ngột thay đổi tốc độ và chiêu thức, đầy bí ẩn và không thể đoán trước, khi tiến thì mạnh mẽ như vũ bão, khi thoái thì lặng lẽ như hư không...
Mặc dù chưa một lần khuynh đảo giới võ lâm nhưng Hoắc Tự Chính (hậu duệ đời thứ 4 của huyền thoại Hoắc Nguyên Giáp) lại là người tinh thông quyền pháp và y thuật. Nếu không có ông, những tuyệt kỹ của Hoắc Nguyên Giáp rất có thể sẽ bị thất truyền.
Truyền nhân của tuyệt kỹ Mê Tung Quyền
Tờ Sohu viết rằng Hoắc Tự Chính võ sư từng tập luyện võ thuật trong rất nhiều năm, kế thừa những tinh hoa vô cùng độc đáo của Hoắc Nguyên Giáp trong đó có Mê Tung Quyền. Tự Chính khẳng định rằng ông luôn có một trọng trách cao cả, đó là truyền bá những tinh hoa năm xưa cho những thế hệ trẻ bằng cách rèn rũa hằng ngày.
"Nắm đấm của dòng họ Hoắc rất khác thường. Nó có thể biến thành móng vuốt của hổ hoắc biến một con bọ cạp đầy lợi hại. Võ thuật của cụ Hoắc Nguyên Giáp có sự pha trộn của Đạo giáo và Phật giáo, cả Thái Cực Quyền lẫn Thiếu Lâm Quyền.
Quyền pháp Hoắc Nguyên Giáp vốn có tổng cộng 36 chiêu thức nhưng được Hoắc Tự Chính "chế" ra thành tới 72 chiêu. Hoắc Tự Chính còn cung cấp cả những tài liệu võ thuật được cụ Hoắc Nguyên Giáp viết bằng tay mà đến, ông luôn cất giữ cẩn thận và coi nó như một "kho báu vĩ đại" - tờ Sohu viết.
Đặc điểm trong quyền pháp của Hoắc Tự Chính là sự khéo léo, đột ngột thay đổi tốc độ và chiêu thức, đầy bí ẩn và không thể đoán trước. Quyền pháp của ông vừa cứng vừa mềm, khi tiến thì mạnh mẽ như vũ bão, khi thoái thì lặng lẽ như hư không.
Hoắc Tự Chính từng có lần lý giải về Mê Tung Quyền. Theo ông, đây không phải là một tuyện kỹ bí hiểm như trong phim mà thực chất là một hệ thống gồm rất nhiều đòn thế đòi hỏi người tập phải rèn luyện công phu.
Về thủ pháp, Mê Tung Quyền thực chất là kỹ pháp cầm nã thủ nhưng phải được kết hợp với bộ pháp, thân pháp cực kỳ linh hoạt. Mê Tung Quyền có thể dùng khuỷu tay, ngón tay để tấn công đối phương. Môn võ này cũng bỏ qua nguyên tắc "túc bất li địa" (chân không rời đất) của các môn võ nội gia quyền. Do đó, Mê Tung Quyền dùng cước pháp rất nhiều trong đó có cả những đòn đá tầm cao.
Hiện nay, truyền thông và các diễn đàn võ thuật ở Trung Quốc đề cập rất ít về các trận đấu của Hoắc Tự Chính nên câu hỏi rằng liệu Mê Tung Quyền trên thực tế lợi hại ra sao vẫn còn là một ẩn số. Tuy nhiên, có diễn đàn từng nói rằng có một lần ông đã dùng công phu của mình để hạ một địch thủ nặng quảng hơn 100kg chỉ trong vòng khoảng hơn 40 giây.
Đó là lần ông bị thách đấu ở một võ đường tại Thiên Tân. Đối thủ tự nhận đã tập sanda được hơn 10 năm, nay muôn muốn tới thọ giáo xem công phu của hậu duệ Hoắc Nguyên Giáp mạnh tới đâu.
Khi lâm trận, võ sĩ trẻ cậy sức ra đòn ào ạt nhưng Hoắc Tự Chính chỉ né đòn. Trong khoảnh khắc lợi dụng đối phương sở hở, Tự Chính phản công và tung liền 3 cú đấm vào mặt và chấn thủy khiến đối thủ lập tức bị knock-out với một bên mặt bị sưng vù.
Tinh thông quyền pháp, tại sao Hoắc Tự Chính không "khuynh đảo" giới võ lâm Trung Hoa?
Hoắc Tự Chính là chắt đời thứ 4 của huyền thoại Hoắc Nguyên Giáp (một huyền thoại võ thuật lẫy lừng, sống ở thế kỷ 19 và được coi là Đệ nhất Thiên Tân).
"Tôi từng tập võ thuật từ khi còn rất nhỏ và cha tôi chính là người thầy đầu tiên. Ông là người vô cùng nghiêm khắc. Nhưng mỗi khi tôi thực hiện sai động tác, ông lại uốn nắn chỉnh sửa vô cùng tỉ mỉ. Chính cha cũng là người đã truyền lửa để tôi kiên trì với võ thuật. Điều này giúp tôi có được thể trạng khỏe mạnh và đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống".
"Gia đình tôi từng có rất nhiều dụng cụ tập luyện võ thuật, binh khí và sách thì chất thành kho. Chúng từng bị ném xuống sông trong cuộc Cách mạng Văn hóa. May là chúng tôi vẫn còn giữ lại được một trong số đó và đến bây giờ, những báu vật ấy tạo nên nguồn cảm hứng để tôi tiếp tục kiên trì với võ thuật" - Hoắc Tự Chính khẳng định.
Theo Sohu, Hoắc Tự Chính từng dậy võ tại Thượng Hải, Quảng Đông và Thiên Tân. Sau đó, ông từng sang nhiều quốc gia để truyền bá kungfu, tiêu biểu và mạnh nhất phải kể tới Indonesia.
"Bây giờ, ở Indonesia vẫn có chú, dì, chị gái và anh họ của tôi. Tôi thường sang Indonesia và anh họ của tôi là một bác sĩ trong một bệnh viện chỉnh hình ở đó. Mục đích lớn nhất của tôi khi sang đây là truyền bá y học Trung Quốc chứ không phải võ thuật. Tôi áp dụng nó vào thực hành lâm sàng, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu và thiền…".
Theo tờ Sina thì một người con gái của Hoắc Tự Chính hiện nay cũng đang là một võ sư và giảng dạy võ thuật ở nhiều nơi tại Trung Quốc.
Hiện tại, Hoắc Tự Chính đã bắt đầu đưa những di sản võ thuật của dòng họ vào chương trình đào tạo trrong trường học. Ông muốn phát triển võ thuật như một di sản văn hóa thay vì coi quyền cước là công cụ để chiến đấu trên võ đài.
"Cốt lõi của tinh thần võ thuật do các thế hệ trước để lại đó là lòng yêu nước, sự khổ luyện, phục vụ công lý và giúp đỡ người khác chứ không phải là để đấu đài. Những VĐV chuyên đấu đài họ tập võ kiểu khác và có thể cách rèn luyện của họ hiệu quả hơn so với cách tập của chúng tôi rất nhiều. Quan trọng là giữa chúng tôi có những mục tiêu khác nhau" - Hoắc Tự Chính khẳng định.