Lương giáo viên 2023 được tính như thế nào?
Hiện nay mức lương của giáo viên đang được tính theo công thức:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Theo đó, hệ số lương giáo viên được các cấp được quy định lần lượt tại các Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT.
Về mức lương cơ sở:
- Trước 1/7/2023: Áp dụng mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP.
- Sau 01/7/2023: Áp dụng mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng (được Quốc hội thông qua vào chiều ngày 11/11/2022).
Mức lương của giáo viên sẽ tăng mạnh do được tăng lương cơ sở lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Nếu thực hiện Chính sách cải cách tiền lương thì mức lương của giáo viên các cấp sẽ tăng mạnh hơn do được tính dựa trên bảng lương khác.
Do đó, sau khi áp dụng công thức thì bảng lương giáo viên 2023 như sau:
1. Chi tiết mức lương giáo viên mầm non
Mức lương giáo viên mầm non được xếp theo 3 hạng I, II, III (tương đương viên chức loại A2, A1, A0). Sau đây là bảng lương mới của giáo viên mầm non (mức lương được áp dụng đến 30/6/2023):
Bảng lương trên chưa tính đến các khoản phụ cấp. Ngoài bảng lương này, giáo viên mầm non còn được hưởng phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, với mức là 35% mức lương và phụ cấp thâm niên vẫn được giữ nguyên như cũ cho đến khi thực hiện cải cách tiền lương mới.
2. Chi tiết mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học gồm 3 hạng: I, II, III (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 - nhóm A2.1; loại A2 - nhóm A2.2 và loại A1). Do đó, hệ số lương giáo viên được nhận sẽ từ 2,34 đến cao nhất là 6,78.
3. Chi tiết mức lương trung học cơ sở
Mức lương giáo viên trung học cơ sở gồm 3 hạng: I, II, III (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 - nhóm A2.1; loại A2 - nhóm A2.2 và loại A1). Do đó, bảng lương mới của giáo viên trung học cơ sở (áp dụng đến 30/6/2023) cụ thể như sau:
4. Chi tiết mức lương THPT
Cập nhật chi tiết mức lương THPT thời điểm hiện tại:
Giáo viên THPT sẽ được tính theo 3 hạng chức danh nghề nghiệp là I,II, III với hệ lương cũ, không có sự thay đổi.
Chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98); hạng II áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38). Mức cao nhất là hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78)
5. Chi tiết mức lương đối với giảng viên ĐH, CĐSP
Với cách tính lương mới, mức lương của giáo viên mới vào nghề được nâng lên so với hiện nay. Trong khi giáo viên sẽ không còn được hưởng phụ cấp thâm niên do thu nhập có thể giảm đi.
Chế độ lương theo bảng lương trên sẽ được áp dụng từ ngày 20/3/2021, với cách tính lương theo lương cơ bản là 1,49 triệu đồng/tháng và giáo viên vẫn sẽ hưởng các chế độ như hiện hành. Còn chế độ tiền lương mới cho giáo viên dự kiến cải cách theo Nghị quyết 27/NQ TW hiện đang tạm hoãn.
- Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở khi chuyển từ hạng II cũ sang hạng II mới được chuyển xếp lương từ viên chức loại A1 (2,34) sang A2.2 (4,0).
- Những giáo viên đang ở hệ số lương 3,33 - 3,66 - 3,99 đều được chuyển xếp vào hệ số lương 4,0 nếu như họ được chuyển từ hạng II cũ sang hạng II mới.
Đối với giáo viên trẻ khi đạt hệ số lương 3,33, đạt giáo viên hạng II thì cũng được chuyển lên 4,0.
- Những giáo viên có thâm niên cao, đã đạt trần hệ số lương 4,98, nếu áp dụng theo bảng lương mới sẽ tiếp tục được tăng bậc lương đến hệ số lương là 6,38 (cao hơn mức trần hiện hành là 1,4).
- Nếu giáo viên phải xuống hạng (từ hạng II xuống hạng III) thì hệ số lương vẫn được đảm bảo như hiện nay và có hệ số từ 2,34 đến 4,98.