Tin mới

Chiếc váy khiến mọi phụ nữ mê mệt, 3.000 người gặp họa sát thân khi mặc

Thứ ba, 28/07/2020, 17:47 (GMT+7)

Những chiếc váy trông như bánh kem khổng lồ từng khiến các tín đồ thời trang phát cuồng. Thế nhưng, nó từng khiến 3.000 phụ nữ thời Victoria gặp họa sát thân.

Nếu nhìn từ quan điểm ngày nay, váy phồng (crinoline) trông không thoải mái và hấp dẫn đến mức vô lý như thời Victoria. Vậy tại sao ngày ấy ai cũng muốn mặc chiếc váy giống như chiếc bánh kem khổng lồ quanh eo? Tuy nhiên, xu hướng thwiof trang đã chỉ ra rằng sự thoải mái và hấp dẫn thường không có nhiều điểm chung. Vì vậy, có thể nói rằng váy phồng chỉ là thứ mà các nhà mốt dùng để thu hút mọi ánh nhìn cho dù nó biến người mặc trở thành nạn nhân thực sự.

Một trong những xu hướng thời trang của Thời Victoria thế kỷ 19 đã khuấy động các tín đồ thời trang được gọi là "Crinolinemania". Đấy là cơn sốt liên quan đến nỗi ám ảnh thời trang váy phồng. Lớp váy lót cứng được làm bằng lông ngựa và vải cotton, được phát minh vào đầu thập niên 1840. Vào thế kỷ 17 và 18, những tín đồ thời trang mặc váy lót phồng ở bên trong, khiến cho bên ngoài, chúng trông "siêu to khổng lồ".

Chiếc váy khổng lồ thời Victoria. Ảnh minh họa: thevintagenews

Tuy nhiên, theo một số nhà sử học về thời trang, tiền thân thực sự của váy bồng (váy crinoline) là chiếc fartrialale của Tây Ban Nha thế kỷ 16. Những chiếc váy rộng, đầy đặn được nhiều phụ nữ Tây Ban Nha yêu thích từ thế kỷ 15. Nữ hoàng của Castile, Joana xứ Bồ Đào Nha đã sao chép phong cách này và giới thiệu nó trước triều đình, thu hút sự ngưỡng mộ của mọi người. Có tin đồn cho rằng lý do chính bà mặc loại váy này là để che giấu việc mang thai bất hợp pháp. Nước Anh làm quen với váy crinoline khi Catherine xứ Aragon, vợ đầu tiên của vua Henry VIII mặc chiếc váy phồng Tây Ban Nha được làm từ vải lanh và sợi bã mía.

>> Xem thêm: Mỹ nhân Ai Cập nguy cơ đi tù 5 năm chỉ vì mặc chiếc váy xuyên thấu từng giúp Phí Phương Anh, Bảo Thy tỏa sáng

Trong nửa đầu những năm 1800, chiếc váy trở lên lớn hơn và có hình tròn. Những quý bà đã khiến phần dưới của váy lớn hơn bằng cách mặc nhiều lớp lót. Quần áo nhiều lớp thường khiến việc đi lại gặp khó khăn và người mặc thấy khó chịu. Vì vậy, khi chiếc tùng váy được phát minh, họ cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Váy phồng có tùng váy nhẹ hơn và dễ dàng phù hợp với cơ thể người mặc hơn.

Tên của mốt thời trang này xuất hiện lần đầu trên tạp chí Punch. Nguồn gốc cái tên bắt nguồn từ tiếng Pháp, "crin" nghĩa là lông ngựa và "lin" tức là vải lanh, mô tả những vậy liệu làm váy ban đầu.

Chiếc váy phồng có thể bơm phồng. Ảnh: thevintagenews

Một trong những mẫu crinoline được biết đến nhiều nhất chính là chiếc váy phồng có tùng váy, được R.C. Milliet sáng chế ở Paris. Ông đã đưa nó đến Anh và trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm. Những chiếc váy phồng này có phần tùng váy được làm bằng thép lò so, mang lại sự linh hoạt và cho phép người mặc có thể đi lại, ngồi được.

Chiếc tùng váy của váy phồng. Ảnh: thevintagenews

Những quý bà cảm thấy được giải phóng so với chiếc váy có nhiều lớp lót trước đó. Họ ca ngợi chiếc váy mới trên báo Lady’s Newspaper năm 1863: "Thật hoàn hảo với những dải giống như sóng khiến một phụ nữ có thể leo bậc thang, dựa vào bàn, ngồi lên ghế bành, đi đến chỗ ngồi tại rạp hát và ngồi trên xe ngựa mà không gây phiền hà cho bản thân hay người khác, không kích động những nhận xét thô lỗ của người nhìn. Do đó, sự thay đổi này rất quan trọng. Tất cả những đặc điểm này có xu hướng phá hủy tính thùy mị của phụ nữ Anh. Và cuối cùng, nó cho phép chiếc váy có nếp gấp duyên dáng".

>> Xem thêm: Hơn 4 tháng sau đám cưới, Meghan tiết lộ bí mật giấu bên trong chiếc váy cưới hơn 6 tỷ đồng khiến người hâm mộ "lịm tim" đòi học theo

Những nhận xét tích cực này đã kích thích Nhà may váy Douglas & Sherwood ở New York sản xuất váy crinoline với số lượng lớn. Nhờ sản xuất hàng loạt mà crinoline có giá cả phải chăng mà những phụ nữ ở mọi tầng lớp xã hội đều mua được. Thường ngày, hầu hết phụ nữ đều mặc những chiếc váy bồng có tùng nhỏ. Còn vào dịp đặc biệt, họ sẽ mặc váy có tùng lớn, hình chiếc chuông lớn, đôi khi đường kính lên đến gần 2m.

3 phụ nữ mặc những chiếc váy bồng tại Paris. Ảnh: thevintagenews

Tuy nhiên, do sức nặng, cứng mà những chiếc váy bồng có nhược điểm lấn át cả ưu điểm. Mặc chúng vào mùa hè tức là cả ngày chịu nóng, mất vệ sinh. Vấn đề lớn nhất cũng chính là vấn đề nghiêm trọng nhất chính là kích thước khổng lồ của chiếc váy. Rất nhiều phụ nữ đã bị bỏng hoặc thiêu sống khi lửa rơi vào váy. Đôi khi, những chiếc tùng váy bị kẹt trong máy móc, vướng vào bánh xe khiến người mặc gặp hậu quả nghiêm trọng.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news