Tin mới

"Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ giảm thiểu bạo lực học đường"

Thứ bảy, 08/08/2015, 09:33 (GMT+7)

Theo tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Phó chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, bộ môn giáo dục công dân mang các tên gọi mới với nội dung khác nhau và là một trong những môn học bắt buộc ở cả 3 cấp học là nền tảng giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh. Nếu chương trình được thực hiện tốt sẽ giảm thiểu bạo lực học đường.

Theo tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Phó chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, bộ môn giáo dục công dân mang các tên gọi mới với nội dung khác nhau và là một trong những môn học bắt buộc ở cả 3 cấp học là nền tảng giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh. Nếu chương trình được thực hiện tốt sẽ giảm thiểu bạo lực học đường. 

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới với nhiều điểm mới so với chương trình hiện hành. Đặc biệt, điểm mới nhất trong dự thảo lần này thể hiện ở việc coi trọng hình thành phẩm chất và năng lực học sinh hơn là chú ý tới việc trang bị kiến thức. Đây cũng là quan điểm của tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Phó chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội khi trao đổi với phóng viên về các nội dung trong  dự thảo mới này.

- Tiến sĩ nhận xét gì về dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục? Dự thảo này có tiếp cận được xụ thế của quốc tế?

- Dự thảo của Bộ GD-ĐT lần này đã quán triệt nghị quyết 29 của Trung ương, giảm tải kiến thức hàn lâm, tập trung vào bồi dưỡng phẩm chất và năng lực của người học, phù hợp với từng lứa tuổi. Đây là những định hướng rất quan trọng mà dự thảo lần này đã đạt được. Đặc biệt, rất chú ý tới năng lực, sở thích của cá nhân nên hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển nghề nghiệp cho tương lai, chứ không phải học rồi để đấy. 

Bên cạnh đó, với cách tiếp cận phù hợp với với xu thế của thế giới, dự thảo đã thể hiện được yêu cầu về một nền giáo dục toàn diện. Nhưng được cụ thể hóa để các nhà trường biết cách giáo duc học sinh, giáo viên cũng biết cách để rèn luyện phẩm chất. 

Chương trình giáo dục phổ thông mới giảm thiểu bạo lực học đường

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Phó chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội. Ảnh: Nhật Minh

Như vậy với cấp tiểu học môn học ít được tích hợp nhiều, cấp trung học được phân hóa dần nhưng vẫn nặng về tích hợp, chỉ đến THPT sự phân hóa mới cao, tuy nhiên trong đó những môn cơ bản như Toán, Văn, Ngoại Ngữ và Công dân được lưa chọn xuyên suốt.

Với chương trình THPT được tách thành 11 môn học là phù hợp. Thời gian học cũng không thay đổi so với chương trình hiện hành. Học sinh được thực hành nhiều, đưa trải nghiêm và sáng tạo vào môn học đồng thời khích lệ học sinh.

- Để chương trình này được tổ chức thực hiện theo đúng những gì mà những người thiết kế đặt ra, theo tiến sĩ cần phải lưu ý những gì trước và trong khi triển khai? 

- Trước hết vấn đề cần quan tâm là giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng như thế nào để phù hợp với chương trình mới này. Ngoài ra, phải đánh giá được năng lực giáo viên. 

Như vậy, Bộ Giáo dục cần đưa ra những tiêu chí đánh giá giáo viên để phục vụ nhu cầu chương trình học mới. Đây là vấn đề cần làm sớm, phải hoàn thành từ trong các trường sư phạm để bổ sung ra, bên cạnh đó các nhà trường phải tăng tốc thời gian bồi dưỡng đảm bảo năm 2018 thực hiện ngay chương trình học mới. 

Vấn đề tiếp theo là cần để các trường được giữ vai trò tự chủ. Hiện nay, quá trình xây dựng cơ chế dân chủ và tự chủ ở các nhà trường rất thấp. Nghĩa là đội ngũ cán bộ quản lý cần được đào tạo để giữ vai trò quản lý, họ có quyền tuyển giáo viên, trả lương như thế nào cho tương xứng…Bên cạnh đó cũng cần lưu ý tới khâu tổ chức trong các nhà trường cho phù hợp. Đây cũng là bài tóan cần tính sớm. 

- Ở dự thảo mới này có 3 tự chọn cho học sinh. Cách phân chia này đã thật sự hợp lý chưa? 

- Chương trình giáo dục phổ thông mới được phân chia thành 3 tự chọn gồm: Tự chọn tùy ý, Tự chọn trong nhóm môn học và Tự chọn trong môn học hoàn toàn hợp lý. Chẳng hạn, nếu học sinh chuyên về Khoa học tự nhiên thì sẽ chọn Toán, Lý, Hóa, Sinh và môn học xã hội chung được tích hợp thành nhóm (Khoa học xã hội) và ngược lại. Như vậy sẽ giảm bớt kiến thức cho học sinh ở những môn học không thuộc sở thích. 

- Ngoài việc có nhiều môn học mới, phân chia các môn học theo nhóm bắt buộc và tự chọn, một điểm dễ nhận thấy là đã xuất hiện những tên gọi mới của bộ môn giáo dục công dân trong 3 cấp học. Theo Ông,nội dung của môn học này ở các cấp có sự thay đổi hay chỉ đơn thuần là thay tên gọi? 

- Do nội dung khác nhau nên bộ môn công dân có những tên khác nhau tương thích. Ví dụ: Ở cấp Trung học cơ sở, sỡ dĩ có tên Giáo dục công dân là vì nội dung chỉ tập trung ở những sự việc đơn giản. Tuy nhiên cấp THPT bộ môn Công dân lại có tên Công dân với tổ quốc nghĩa là mở rộng phạm vi ra, phản ánh các vụ việc dân sự, hình sự… 

Môn học này chính là nền tảng giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh. Nếu chương trình được thực hiện tốt sẽ tránh những tiêu cực về bạo lực học đường. 

Xin cám ơn Ông!

Nhật Minh

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: học đường