Tin mới

Chuyên gia Bùi Kiến Thành: "Nhà nước phải đồng hành cùng doanh nghiệp"

Thứ hai, 12/01/2015, 10:44 (GMT+7)

Những con tăng trưởng mà chúng ta đạt được là đáng mừng, tuy nhiên nó vẫn rất mong manh, chưa có gì chắc chắn.

Những con số tăng trưởng mà chúng ta đạt được là đáng mừng, tuy nhiên nó vẫn rất mong manh, chưa có gì chắc chắn.

Đó là đánh giá của ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế cấp cao khi nói về nền kinh tế 2014  và kỳ vọng nền kinh tế 2015.

 

Năm 2014 sắp kết thúc, kinh tế Việt Nam vừa trải qua một năm đầy khó khăn và biến động, nhưng cũng ghi nhận nhiều tích cực. Theo ông, nền kinh tế năm 2014 ở nước ta có những điểm sáng nào?

 Theo thống kê chính thức mà Nhà nước công bố, trong năm 2014 có những điểm tương đối tiến bộ hơn năm trước, như GDP tăng lên 9,5%; lạm phát kiểm soát dưới mức 3%; lãi suất giảm từ 17 - 18% xuống còn 9 - 12%, lãi suất dàn hạn, trái phiếu Chính Phủ cũng giảm xuống tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Đây là những tiền đề cho năm 2015 có thể xây dựng lên được những cơ sở dữ liệu kinh tế đạt được những kết quả cao hơn.

Cái mà có lẽ sáng sủa nhất, tạo được điều kiện cho nền kinh tế có thể ổn định được để phát triển, đó là tuy Chính sách tiền tệ chưa được như mong muốn, nhưng lãi suất đã giảm xuống tới mức doanh nghiệp có thể chịu đựng được. Trong một vài năm tới, chúng ta sẽ cố gắng làm tiếp tới mức để có thể cạnh tranh được với khu vực.

 Con số tăng trưởng trong năm 2014 rất ấn tượng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá bên trong đó còn rất nhiều vấn đề, vì tăng trưởng nhìn từ khu vực nội địa còn rất yếu. Vậy, ông đánh giá như thế nào về điều này?

 Những con số đó chúng ta đạt được là đáng mừng, tuy nhiên nó vẫn rất mong manh, chưa có gì chắc chắn.

Con số đó do ai làm ra, các công ty có đầu tư nước ngoài làm ra là chủ yếu, còn lại trong nước thì mình vẫn còn lẽo đẽo chưa đi đến đâu.Vì vậy, chúng ta cũng nên coi chừng với những con số, nó chưa nói lên điều gì hết, kể cả GDP cho đến xuất khẩu cũng vậy.

 Nhìn con số tăng GDP năm vừa rồi chưa đi theo một đường thẳng mà quý này lên, quý khác lại xuống. Đây là tín hiệu chưa phải là hoàn toàn tin cậy được.

 Với mức lãi suất 9 - 10% như hiện nay thì doanh nghiệp không chết, nhưng để phát triển thì khó. Trong hi chúng ta đang hội nhập, mở cửa cạnh tranh với toàn thế giới, phải làm sao cho giá thành phải thấp thì mới cạnh tranh được. Chứ trong khi ở các nước lãi suất chỉ 1, 2, 3, 4% thì mình mất đi khả năng cạnh tranh vì vấn đề chi phí sản xuất.

 Ông đánh giá như thế nào về các con số lạm phát, chỉ số tiêu dùng hiện nay?

 Lạm phát cũng là một tín hiệu mà chúng ta phải thận trọng. Trong 2 tháng cuối cùng này, con số ở dưới mức 1% . Cái này nếu ở các nước khác người ta đo bằng 3 quý tiếp tục cùng một chiều hướng như thế thì sẽ ở nguy cơ bị giảm phát.

Nguy cơ giảm phát có nghĩa là nền kinh tế mà mức cầu không đủ cho kinh tế phát triển. Tức là mình sản xuất ra mà mình bán không được, hay sản xuất ra không đúng mặt hàng hoặc sản xuất thế nào đó mà giá cả trên thị trường bị giảm xuống, hoặc tích lũy tồn kho lâu ngày rồi bây giờ phải xả hàng... Như vậy là có vấn đề đối với nền kinh tế.

Người tiêu dùng thấy hàng hóa, họ thích nhưng không dám mua, họ phải thắt lưng buộc bụng. Có nghĩa là cái tổng cầu thấp.

Vì vậy, khi thấy lạm phát hay chỉ số tiêu dùng xuống thì chúng ta phải thận trọng, không vội mừng rỡ quá, cũng không vội bi quan quá mà nên xem cấu thành của kết quả đó là gì. Nếu ở mức 3 - 4% thì cũng tương đối ổn định, sang năm mình giữ được dưới mức 5% cho cả năm tiếp theo, tạo tiền đề cho mình làm việc.

Chúng ta cần làm gì để kinh tế năm 2015 phát triển hơn nữa?

Để kinh tế phát triển, các doanh nghiệp ăn nên làm ra thì phải có sự hợp tác giữa các cấp các ngành, giữa Nhà nước và doanh nghiệp....

Các doanh nghiệp sẽ phải có sự đồng hành với Nhà nước như thế nào, Nhà nước sẽ ủng hộ doanh nghiệp ra sao?. Nhà nước và doanh nghiệp cần phải ngồi lại với nhau để bàn bạc một cách chặt chẽ hơn nữa, cái này thì chúng ta chưa làm được. Đừng để đến lúc tình hình đi tới mức không thể sửa chữa được rồi mới ngồi lại với nhau nói chuyện.

Đối với các doanh nghiệp không ăn nên ra thì cố gắng gắn kết lại như thế nào đó để hoạt động tốt hơn.

Trong năm 2014, Nhà nước có chủ trương cổ phần hóa, nhưng bán ra chỉ đạt khoảng 20%. Cổ phần hóa quyết định mà chỉ đạt từng đó thì không đạt kết quả rồi.

Phải xem lại làm sao bán ra mà không có người mua, sai sót chỗ nào? Tại sao Nhà nước bán ra mà 65% doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn muốn giữ đa số chi phối, không muốn thả ra?. Những lãnh đạo của doanh nghiệp đó không làm được việc gì vẫn cố thủ ở lại, thử hỏi liệu có ai muốn mua những doanh nghiệp mà những người không có năng lực từ 30 năm nay vẫn tiếp tục quản lý không?

Rút kinh nghiệm từ năm 2014 là như thế, năm 2015 mình phải làm tốt hơn nữa.

Đưa ra những điều kiện như thế nào để  những người có vốn sẵn sàng mua lại doanh nghiệp để phát triển, tổ chức lại. Nếu trong nước không có tiền thì kêu gọi đầu tư nước ngoài. Khi kêu gọi nước ngoài, thì mình sẽ bán với giá nào, định giá để mà bán.

Quan trọng nhất là phải tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam phục hồi và phát triển. Tất cả những gì mà chúng ta làm được thì phải làm, bắt đầu là vấn đề tín dụng. Làm sao cho doanh nghiệp tiếp cận được tín dụng với lãi suất thấp nhất có thể.

Trong một thế giới hội nhập như bây giờ, cố gắng làm sao lãi suất không quá 5%, vì cả khu vực đang hoạt động với lãi suất từ 1 - 4%.

Phan Thủy (thực hiện)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news