(Tinmoi.vn) Việc các nữ hoàng cưới anh, em ruột để cùng cai trị là một biệt lệ vào thời Ai Cập cổ đại, đây không phải là loạn luân, vô đạo, mà là điều thiêng liêng để đảm bảo sự tinh khiết của dòng máu thần linh.
Nữ hoàng Cleopatra lấy em ruột làm chồng
Theo truyền thống của dòng họ Ptolemy, dòng họ của Cleopatra, các nữ hoàng không được phép cai trị một mình mà chỉ được đồng cai trị với một người đàn ông và chỉ đóng vai trò phụ thuộc người nam đó. Chính vì thế khi vua cha qua đời, Cleopatra lên ngôi ở tuổi 18 tuổi, và cùng ngồi trên ngai vàng với em ruột là Ptolemy 13. Đây cũng là chồng của nữ hoàng.Tuy nhiên, là một người tham vọng và thông minh, sắc sảo, Cleopatra sau đó đã loại bỏ người em để cai trị một mình. Trên các văn bản chính thức chỉ còn tên vị nữ hoàng duy nhất, ngay đồng tiền xu in hình các pharaoh cũng chỉ còn chân dung Cleopatra. Chẳng bao lâu, một số triều thần đã làm cuộc lật đổ, khiến nữ hoàng phải tha hương, còn người chồng/em trai bà là Ptolemy 13 được trở lại ngôi báu.
Nữ hoàng Cleopatra nổi tiếng cũng lấy em trai ruột làm chồng (ảnh minh họa) |
Nhờ sự giúp đỡ của Caesar, danh tướng La Mã mà bà quyến rũ được, Cleopatra được đưa trở lại ngai vàng sau khi Ptolemy 13 bị giết. Tuy nhiên, để được danh chính ngôn thuận, bà vẫn phải cưới một người em trai khác là Ptolemy 14 để cùng cai trị. Trong cuộc hai cuộc hôn nhân với các em trai, bà không sinh người con nào. Ptolemy 14 rồi cũng bị giết ngay sau khi Caesar bị ám sát, và Cleopatra lúc đó vẫn còn ở Roma nhưng người ta cho rằng chính bà cho người giết em trai để loại bỏ một đối thủ. Sau đó, bà đưa con trai của mình và Caesar cùng ngồi trên ngai vàng với mình.
Nữ hoàng Arsinoe II cưới hai anh em trai
Arsinoe II là một trong các vị tổ tiên của nữ hoàng Cleopatra, cai trị trước bà hơn 200 năm. Mặc dù chỉ là một nữ vương nhưng bà được đánh giá là vị vua có quyền lực thực sự và xuất sắc trong triều đại Ptolemy, là con gái của pharaoh sáng lập vương triều này. Đó là một phụ nữ vô cùng mạnh mẽ, từng trực tiếp tham gia các giải đấu Olimpic và giật giải cao, cũng như từng tham gia vào rất nhiều âm mưu chốn cung đình và lại chiến thắng.Nữ hoàng Arsinoe II kết hôn lần đầu năm 16 tuổi với một vị tướng già hơn bà 44 tuổi, người đã lập nhiều chiến công trong triều đại của cha bà. Năm 34 tuổi, nữ hoàng trở thành góa phụ, và để giữ được ngôi vị, theo tục lệ của vương triều, bà đã cưới người anh cùng cha khác mẹ của mình là Ptolemy Keraunus. Sau khi cuộc hôn nhân này kết thúc, bà lại lấy một người em ruột kém mình 8 tuổi làm chồng.
Các cuộc hôn nhân giữa chị em ruột vào thời cổ đại được xem là biệt lệ. Các vị vua Ai Cập được cho là hiện thân của thần thánh trên mặt đất, vì vậy việc anh chị em ruột cưới nhau không phải là loạn luân, vô đạo, mà là điều thiêng liêng để đảm bảo sự tinh khiết của dòng máu thần linh. Về thực tế chính trị, đây là một cách để giữ ngai vàng cho dòng họ, đảm bảo ngôi vua không lọt vào tay người khác huyết thống.
Dã Quỳ (Tổng hợp)
Video có thể bạn quan tâm:The Voice Kid 2014: Nguyễn Thị Phương Thanh thổn thức "Nơi ấy con tìm về"