Tin mới

Cô dâu qua đời trước mặt chồng ngay đêm tân hôn

Thứ tư, 24/12/2014, 15:41 (GMT+7)

Mắc căn bệnh ung thư lưỡi quái ác, cô dâu 28 tuổi đã qua đời trước mặt chồng đúng vào đêm tân hôn, mặc dù cô không hề hút thuốc và sống rất lành mạnh.

Mắc căn bệnh ung thư lưỡi quái ác, cô dâu 28 tuổi đã qua đời trước mặt chồng đúng vào đêm tân hôn, mặc dù cô không hề hút thuốc và sống rất lành mạnh.

Emma Gilhespy, 28 tuổi, kết hôn với chồng là anh Michael Gilhespy, nhân viên Không lực Hoàng gia Anh (RAF) tại một nhà thờ nhỏ ở St Johns Hospice, thành phố Lancaster, hạt Lancashire/Vào đúng đêm tân hôn 20/11 vừa qua, Emma đã để lại con trai riêng 5 tuổi và ra đi mãi mãi.

Emma Gilhespy, 28 tuổi, kết hôn với anh Michael Gilhespy và con trai riêng của cô

Được biết, Emma và Michael yêu nhau đã 3 năm, gia đình cô đã quyết định làm đám cưới cho cô khi hay tin cô chỉ còn 24 giờ để sống. Michael, chồng vừa cưới của cô kể lại: ""Tôi đã ở cùng cô ấy khi cô ấy ra đi, và tôi sẽ không bao giờ quên khoảnh khắc đó".  Michael cho hay anh và Emma từng nói chuyện về tương lai, về mong muốn mua một căn nhà và sinh con khi sức khỏe của cô tốt lên. "Cô ấy rất muốn đến Venice (Italy) và chúng tôi cũng dự định đến cả thành phố Lapland ở Phần Lan nữa".

Bà Debbie Grice, mẹ của Emma, cho hay căn bệnh ung thư bắt đầu khi con gái bà đột nhiên có một cái nhọt ở lưỡi. Tháng 12 năm ngoái, cô đi khám và được chuyển sang làm thủ tục sinh thiết. Đến đầu tháng 1, Emma nhận được kết quả đang bị mắc ung thư lưỡi. 

Bà mẹ trẻ sau đó trải qua hai cuộc phẫu thuật để chống chọi với căn bệnh nguy hiểm. Nhưng dù đã được xạ trị, cả gia đình Emma vẫn đau đớn khi hồi tháng 7 năm nay được thông báo rằng bệnh của Emma không thể chữa khỏi. 

Căn bệnh phát triển rất nhanh. Chỉ sau hai lần truyền hóa chất, các bác sĩ quyết định ngừng điều trị do phương pháp này không có hiệu quả. 
Tháng 11 vừa rồi, khi Emma đang chuẩn bị đi nghỉ vài ngày, cả gia đình cô nhận được hung tin cô chỉ còn 24 giờ để sống. 

Emma, người không hề hút thuốc, là một trong số rất ít người ở Anh bị mắc căn bệnh ung thư lưỡi hàng năm. "Tôi không hiểu vì sao điều này lại xảy ra. Thật kỳ lạ khi căn bệnh này thường gặp ở những người nghiện rượu thuốc, nhưng con bé sống rất lành mạnh. Con gái tôi luôn mong muốn mọi người có hiểu biết rõ hơn về bệnh ung thư lưỡi, và việc thăm khám răng định kỳ quan trọng như thế nào", bà Debbie, 56 tuổi, nói tiếp. 

Những điều cần biết về ung thư lưỡi:

Ung thư lưỡi là một bệnh hiếm gặp, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. 

Nguyên nhân gây ung thư lưỡi:

Hầu hết bệnh nhân ung thư lưỡi có sử dụng thuốc lá và rượu. Những người nghiện rượu hay thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Tuy nhiên, viêm cận răng cũng là nguyên nhân sinh ra tế bào ung thư lưỡi. Loại trừ những nguyên nhân trên, người bệnh vẫn có nguy cơ mắc ung thư lưỡi nếu vệ sinh răng miệng không được đảm bảo.

Những dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi:

 Ung thư lưỡi phát triển thành hai giai đoạn: Giai đoạn đầu và giai đoạn toàn phát.

- Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn này, các dấu hiệu bệnh chưa rõ ràng nên người bệnh thường bỏ qua.

Người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh. Ở một số người, lưỡi có thể có một điểm nổi phồng lên với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hoá hoặc vết loét nhỏ.

- Giai đoạn toàn phát: Lúc này, người bệnh đau nhiều khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói. Bệnh nhân có thể sốt do nhiễm trùng, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh. Một số biểu hiện kèm theo có thể là:

- Đau tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi đau lan lên tai

- Tăng tiết nước bọt.

- Nhổ ra nước bọt lẫn máu.

- Hơi thở hôi thối: do tổn thương hoại tử gây ra.

- Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi gây khó nói và nuốt

Có ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi hạn chế vận động, không di động được.

Thương tổn thường sùi loét, được tạo thành từ một vết loét không đều ở đáy có mủ máu, bờ nham nhở, chảy máu khi va chạm.

Giai đoạn tiến triển hơn, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới của lưỡi xuống sàn miệng gây đau đớn dữ dội, bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu thậm chí có thể gây chảy máu nhiều ảnh hưởng đến tính mạng.

Cách phòng tránh ung thư lưỡi:

 - Vệ sinh răng miệng đều đặn

- Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối để ngừa sâu răng và nhiễm trùng nướu răng

- Hạn chế rượu, đồ uống có cồn và thuốc lá

- Nếu thấy vết loét lâu ngày không khỏi, đặc biệt là có sự hiện diện của các khối u hạch bất thường ở cổ thì phải đi khám để được bác sĩ chẩn đoán kịp thời.

 

Dã Quỳ (Theo Dailymail)

Xem Clip: Cậu bé bị bắt xe trên cao tốc Nội Bài-Lào Cai khóc thét vì sợ hãi:


Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news