Tin mới

Có nên coi "im lặng" là một quyền cơ bản của người bị buộc tội?

Thứ tư, 23/09/2015, 18:29 (GMT+7)

Liên quan tới "quyền im lặng" trong các cuộc hỏi cung bị can, xuất hiện rất nhiều ý kiến tranh cãi về việc có nên đưa quyền này vào luật.

Liên quan tới "quyền im lặng" trong các cuộc hỏi cung bị can, xuất hiện rất nhiều ý kiến tranh cãi về việc có nên đưa quyền này vào luật.

Tại hội thảo bàn luận về vấn đề quyền im lặng trong hỏi cung bị can, GS.TSKH Đào Trí Úc - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Viện Chính sách công và Pháp luật chia sẻ: "Sở dĩ có sự tranh luận gay gắt về quyền này vì không thể thống nhất được khái niệm "im lặng". Quyền im lặng không phải khái niệm pháp lý, thực chất của nó là quyền của người bị buộc tội không khai báo. Hay nói cách khác, đó là quyền được cảnh báo để tự bảo vệ mình.

Xem video:

Luật sư hay bản thân những cá nhân đó (bị can, bị cáo, bị đơn dân sự) là những người không có quyền chủ động trong tiến trình Tố tụng hình sự, họ được xếp vào thể loại “người tham gia tố tụng” vì đúng là tố tụng này không phải của họ. Mặt khác, giả sử họ là chủ thể đi tìm sự thật thì liệu họ có đi tìm và tìm ra những gì chống lại họ (nếu là bị can, bị cáo), hay thân chủ của họ (nếu là luật sư)?

Trong trường hợp này, mục đích hợp pháp của những chủ thể này chỉ có thể là đi tìm những gì chống lại cái không phải là sự thật đang có nguy cơ được thừa nhận là sự thật. Muốn vậy, cần tạo cho bị can, bị cáo, người bào chữa của họ có được khả năng và vị thế ngang với khả năng và vị thế của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc đi tìm sự thật cũng như chống lại những gì phi sự thật, phản sự thật. 

Đồng quan điểm với GS.TSKH Đào Trí Úc, ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam bổ sung thêm, cần phải hiểu được nội hàm của vấn đề "im lặng" trong hỏi cung bị can thì mới có thể đưa nội dung vào luật, hạn chế thấp nhất các trường hợp bức cung, oan sai.

Xem video:

Trong khi đó, PGS. TS. Trần Văn Độ - Phó Chánh án TAND Tối cao, Chánh án TAQSTW, Ủy viên UBPL Quốc hội cho rằng, cũng như quyền bào chữa, quyền im lặng là quyền con người của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự. Việc ghi nhận và thực hiện quyền im lặng của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo sẽ góp phần quan trọng vào việc giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án hình sự, hạn chế oan sai, bảo vệ hiệu quả quyền con người trong tố tụng hình sự.

Xem video:

Theo ông Độ, đã đến lúc cần quy định về quyền im lặng trong luật ở một phạm vi hợp lý, khả thi.

Còn theo TS. Nguyễn Văn Hương - Phó Bộ môn Luật Hình sự, Khoa Pháp luật Hình sự, Đại học Luật Hà Nội, “quyền im lặng” có thể được hiểu là: quyền không khai báo, trình bày bất kỳ điều gì về hành vi phạm tội hay những tình tiết liên quan đến cáo buộc tội phạm của một người. Trong trường hợp bị cáo buộc tội phạm, những người này có quyền im lặng, họ không bị ép buộc phải nhận tội, không bị ép buộc phải đưa ra chứng cứ chống lại mình. 

Xem video: 

Trái ngược với các ý kiến trên, GS. TS Nguyễn Đăng Dung, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Hành chính - Hiến pháp, Khoa Luật - Đại Học QG Hà Nội cho rằng, "quyền im lặng" là một quyền đương nhiên , không cần phải quy định vào luật. 

Xem video:

"Vì đã là một quyền đương nhiên của con người nên cứ quy định vào luật thì mới thực hiện thì rất dở" - GS. Dung cho hay.

Vũ Đậu

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news