Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Bởi vậy mùa hè sẽ vô cùng nóng, trong khi gió mùa đến thì mùa đông lại vô cùng lạnh. Trong những ngày rét của miền Bắc, nhiều người tìm đến miếng dán giữ nhiệt để giữ ấm. Đây là miếng dán được nhiều ngôi sao, người nổi tiếng hay dùng. Tuy nhiên việc sử dụng miếng dán giữ nhiệt này có tốt không, nếu sử dụng thì cần lưu ý những điều gì để tránh nguy hiểm đến sức khỏe của bản thân.
Ảnh minh họa
Miếng dán giữ nhiệt rất nổi tiếng ở các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,.. Không thể phủ nhận rằng miếng dán này sẽ giúp bạn giữ ấm trong mùa đông khi mặc váy trong các dịp quan trọng như lễ cưới, đi dạ hội, đi tiệc mà vẫn không bị lạnh.
Thành phần của miếng dán giữ nhiệt chủ yếu là bột sắt, muối, than hoạt tính, nước… Nó hoạt động theo cách thức phản ứng oxy hóa kim loại để sinh nhiệt, sưởi ấm. Tùy vào sự thay đổi của lượng nguyên liệu, phản ứng nhiệt sẽ được tạo ra ở các mức độ khác nhau. Bằng cách này, nó có thể làm ấm cơ thể khi thời tiết lạnh.
Do nhiệt độ sinh ra khá cao nên miếng dán này làm ấm rất tốt. Tuy nhiên, do đặc thù sức khỏe cũng như làn da của người Việt khá nhạy cảm nên không phải ai cũng hợp để sử dụng miếng dán giữ nhiệt. Nhiều trường hợp đã bị kịch ứng, dị ứng, mẩn ngứa khi dùng miếng dán giữ nhiệt. Thêm vào đó, việc sử dụng miếng dán giữ nhiệt trên da quá lâu có thể gây ra tình trạng bỏng da. Miếng dán giữ nhiệt có nhiệt độ tối thiểu là 53 độ C, vì vậy khi được áp trên da một thời gian dài có thể gây tổn thương tế bào.
Ảnh minh họa
Với những người sợ lạnh, thường bị cảm lạnh có thể sử dụng miếng dán nhiệt. Còn bình thường, bạn nên giữ ấm bằng cách uống nước ấm, đi tất dày, mặc nhiều quần áo,.. để vừa giữ ấm, vừa đảm bảo sức khỏe của da.
Khi dùng miếng dán cũng không nên áp trực tiếp vào da, chỉ dán khi đi ra ngoài trong thời gian tối đa 4 tiếng, đồng thời không dán liên tục nhiều miếng dán ở một vùng da.