Noel hay còn được gọi là lễ Giáng sinh. Theo mọi năm, Noel thường được tổ chức từ đêm 24 đến hết ngày 25/12. Lí do kéo dài suốt 2 ngày là bởi theo lịch Do Thái, thời điểm bắt đầu được tính vào 1 ngày mới lại chính là lúc hoàng hôn.
Trước kia, lễ Giáng sinh là của những người theo đạo Kitô giáo, nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của người lãnh đạo tôn giáo mình, người mà họ cho là Thiên Chúa xuống thế làm người. Nhưng dần dần, theo thời gian, các gia đình phương Tây ngày càng tổ chức lễ Giáng sinh linh đình. Kết quả là bây giờ, lễ Giáng sinh (tên tiếng anh: Christmas) được xem là một ngày lễ quốc tế, với ông già Noel, cây Giáng sinh và cây thông noel.
Chữ Christmas gồm có chữ Christ và Mas. Trong đó, chữ Christ là tước vị của Đức Giê-su. Còn chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (nghĩa là thánh lễ). Theo ý nghĩa Chrismas có hàm nghĩa đây là ngày lễ của đấng Christ, tức là ngày giáng sinh của Chúa Giêsu.
Ảnh: internet
Đôi lúc người ta cũng thường gọi là Xmas, do chữ Hy Lạp viết Christ là Christos, Xpiơtós hay Xristos. Người ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho nguyên chữ Xristos hay Xpiơtós, rồi thêm chữ Mas kế cận để thành chữ Xmas.
Vào thế kỷ XIX, cụm từ "Happy Christmas" trở nên phổ biến trên toàn thế giới, khi nó được sử dụng bởi chính nữ hoàng Anh Elizabeth II. Có đôi khi, để rút gọn, nhiều người sử dụng từ Xmas thay cho Christmas.
Cụm từ "Merry Christmas" xuất hiện lần đầu vào năm 1699 khi một sĩ quan hải quân dùng nó trong một bức thư chúc mừng của mình. Hàng trăm năm sau, cụm từ này mới xuất hiện lần thứ 2 trong tác phẩm của Charles Dickens - "Bài hát đón mừng Giáng sinh".
Lúc này, từ "Merry" có nghĩa là niềm vui, còn nghĩa của từ "Christmas" theo tiếng Anh cổ cũng có nghĩa là các con chiên của Chúa. Ảnh: internet
Khi ấy, mọi người giải thích rằng từ Merry nhằm thể hiện sự vui mừng, hạnh phúc. Sau đó, bài hát nổi tiếng "We wish you a Merry Christmas" đã giúp cho cụm từ này càng phổ biển. Vào năm 1843, khi công nghệ in ấn bắt đầu phát triển, người ta in cụm từ "Merry Christmas" lên tấm thiệp in mừng Giáng sinh đầu tiên. Kể từ đó, "Merry Christmas" được dùng như một câu "cửa miệng" thay lời chúc mỗi dịp Giáng sinh.