Cà tím chứa hàm lượng chất chống ô xy hóa cao cùng nhiều chất xơ và vitamin B giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư ruột kết.
Hỗ trợ và điều trị ung thư ruột kết
Theo tin tức dẫn lại của Thanh Niên từ báo The Times of India, các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ khuyến cáo, nếu dùng hợp lý, cà tím có thể giúp điều trị và ngăn ngừa ung thư ruột kết nhờ hàm lượng chất xơ cao.
Cà tím tốt cho tim mạch, điều trị ung thư, lão hóa não và béo phì. Ảnh: MNT/ nguồn Người lao động |
Theo đó, cà tím với đặc tính xốp khi đi qua đường tiêu hóa giúp hấp thu chất độc và hóa chất độc hại và thải ra ngoài.
Giảm nguy cơ bệnh tim
Báo Người lao động dẫn nguồm từ tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ ghi nhận cà tím có thể kéo giảm nguy cơ bệnh tim và tử vong về bệnh này.
Theo nghiên cứu này, một chén nhỏ nước ép cà tìm thô chứa 20 calo, 0,8 g protein, 4,82 g carbohydrate, 0,15 g chất béo và 2,5 g chất xơ. Khẩu phần này cung cấp 10% nhu cầu chất xơ, 5% kali, 5% vitamin C, 5% vitamin B-6, 1% chất sắt và 2% magiê hằng ngày. Hầu hết các thành phần này đều có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Báo Lao Động tổng hợp một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cà tím như sau:
1. Viêm gan vàng da: Dùng mấy quả cà tím thái nhỏ trộn với gạo nấu thành món cơm - cà, ăn liên tục nhiều ngày.
2. Viêm phế quản cấp: Cà tím 500g, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ. Cà cắt dọc dài. Gừng thái lát, tỏi nghiền trộn nước tương, dầu, muối, đường. Chưng cách thuỷ. Có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm nhiệt.
3. Người bị sưng tấy: dùng quả cà mài với giấm bôi, hoặc giã nhỏ, chưng với giấm đắp vào.
4. Chữa đái ra máu: Sắc quả cà tím cả cuống để uống. Táo bón: Dùng quả cà tím, hàng ngày lấy khoảng 100 - 200g nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.
Dã Quỳ (tổng hợp)