Khoai tây không chỉ là loại thực phẩm siêu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tốt mà còn có tác dụng làm đẹp và chữa bệnh khá hiệu quả.
Xem thêm: Cách chiên khoai tây giòn ngon
Khoai tây là loại củ chứa nhiều chất dinh dưỡng, được nhiều người yêu thích. Đây là loại rau củ ít calo, không có chất béo và cholestrerol, hàm lượng vitamin cao và là nguồn cung cấp vitamin B6, C; các khoáng chất như canxi, sắt và chất xơ…
Đặc biệt, hàm lượng kali trong khoai tây được các chuyên gia dinh dưỡng xếp đầu danh sách 20 loại rau củ nguyên chất chứa nhiều kali.
Theo quan niệm của y học cổ truyền, củ khoai tây vị ngọt, tính bình, có tác dụng hòa vị (điều hòa chức năng dạ dày), kiện tỳ (tăng cường chức năng tiêu hóa), ích khí; có thể chữa chán ăn, rối loạn tiêu hóa, bí đại tiện…
Bên cạnh đó chúng còn có tác dụng giảm béo và rất tốt trong việc điều trị các chứng loét dạ dày, táo bón mãn tính, ho, sốt eczema và đặc tính chữa lành da.
Công dụng tuyệt vời của khoai tây |
Tác dụng của khoai tây:
Chữa vết bỏng
Khi bị bỏng, cắt một khoanh khoai tây đắp len vùng da bị tổn thương, để yên một lúc lâu và nên nhớ trước khi đắp không được rửa vết bỏng.
Xem thêm : cách làm bánh giò
Lau đồ kính
Những kính tủ, cửa kính...thường hay bị mờ, bẩn vì hơi ẩm nước, bụi bặm...Hãy lấy củ khoai tây cắt đôi lau lên mặt kính, rồi lấy báo lau lại thật sạch, mặt kính sẽ sáng đẹp và rõ nét.
Chữa phù mặt
Người bị bệnh gan mặt hay bị phù gây đau đớn khó chịu, trong khi chờ bác sỹ có thể lấy miếng khoai tây giã nhỏ, gói trong miếng vải màn và đắp lên mặt trong 30 phút.
Làm đẹp da
Khoai tây luộc, bóc vỏ, nghiền mịn, thêm ít sữa, rồi lòng đỏ trứng gà, có thể thêm chút mật ong nữa, đắp lên mặt làm mặt nạ dưỡng da... khiến da mịn, tươi mát, xóa nếp nhăn và căng như da thiếu nữ.
Trị mụn trứng cá
Ngoài Công dụng trên thì khoai tây còn trị được mụn trứng cá nữa đấy. Với nửa củ khoai tây chin xay nhuyễn thêm nửa cốc sữa không đường bạn trộn đều hỗn hợp và đắp lên mặt 20 phút.Làm liên tục trong vòng 1 tháng bạn sẽ hết mụn ngay bây giờ.
Phòng chống ung thư
Một củ khoai tây trung bình 148g thì có chứa khoảng 26g cacbon hydrat và hình thức chủ yếu của chất này là tinh bột tinh. Tinh bột này được coi là một hiệu ứng sinh lý và có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Tương tự như chất xơ là chất chống ung thư ruột kết. Với những công dụng của khoai tây, bạn có thể tìm hiểu và có thể thêm khoai tây trong thực đơn hàng ngày để chống các căn bệnh trên.
Giúp làm giảm sỏi thận
Sỏi thận gây ra chủ yếu là do mức tăng acid uric trong máu. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bị sỏi thận ăn nhiều khoai tây trong bữa ăn bởi do nó có hàm lượng cao các chất sắt và canxi.
Những đối tượng nên hạn chế ăn khoai tây:
Phụ nữ mang thai:
Khoai tây được coi là thực phẩm có chất dinh dưỡng rất phong phú, giàu protein lại có thêm 18 loại axit amin cần thiết. Chất kết dính protein có trong protein của khoai tây còn giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Hàm lượng vitamin B có trong khoai tây cũng khá cao.
Tuy nhiên, cấu trúc solanin trong khoai tây khá giống hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progestrogen trong cơ thể. Nếu phụ nữ mang thai ngày nào cũng ăn khoai tây thì cơ thể sẽ hấp thu một lượng lớn alcaloid, có thể gây ra bất thường cho thai nhi.
Vì thế, tốt hơn phụ nữ mang thai nên ăn khoai tây điều độ. Một số thai phụ nghiện món khoai tây chiên. Mặc dù khoai tây chiên đã được xử lý ở nhiệt độ cao song các solanin chỉ có thể giảm ở mức độ nào đó.
Hơn nữa, khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai. Do đó, khoai tây chiên cũng không thích hợp cho Bà bầu ăn liên tục hoặc ăn nhiều.
Người mắc bệnh tiểu đường:
Người mắc bệnh tiểu đường có hàm lượng đường máu luôn cao. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần hết sức cảnh giác với những thực phẩm carbohydrat, đồng thời kiểm soát tốt lượng carbohydrat mà cơ thể tiêu thụ.
Những người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý khi ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì nó có thể khiến cho đường huyết tăng cao. Chỉ nên ăn 50-60% lượng tinh bột so với những người khỏe mạnh bình thường. Trong khi đó, khoai tây có vị ngọt, béo và rất giàu tinh bột. Đó là lý do tại sao người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.
Một số lưu ý khi dùng khoai tây:
- Luôn dùng phần khoai tây tươi, không dùng khoai tây đã mọc mầm hay vùng khoai tây mọc mầm.
- Gọt vỏ khoai tây khi trước khi chế biến, điều đó sẽ giúp giảm 23% chất acrilamit. Ngâm khoai từ 30 - 120 phút sẽ giảm được từ 38 - 48% chất độc hại này.
- Không dùng chung với cà chua: Không nên xào nấu cà chua (nhất là cà chua xanh) với khoai tây, lý do là chúng sẽ hình thành những cục vón khó tiêu, có hại cho dạ dày.
Bảo An (tổng hợp)