Tin mới

Cúng giao thừa, cúng gia tiên ngày Tết thế nào cho đúng?

Thứ ba, 17/02/2015, 08:04 (GMT+7)

Cúng giao thừa hay cúng tất niên là một trong những tục lệ lâu đời của người Việt trong đời sống văn hoá, tín ngưỡng. Tuy nhiên, cúng giao thừa, cúng gia tiên ngày T

Cúng giao thừa hay cúng tất niên là một trong những tục lệ lâu đời của người Việt trong đời sống văn hoá, tín ngưỡng. Tuy nhiên, cúng giao thừa, cúng gia tiên ngày Tết thế nào là đúng?.

Theo nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (giảng viên trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn), cúng giao thừa hay còn gọi là cúng trừ tịch. Thông thường, người ta tiến hành cúng ngoài trời, cúng trước cửa nhà hoặc trước sân nhà.

Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào lúc này, dân chúng Việt nam theo cổ lệ có làm lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.

Lễ thường được tiến hành vào giờ Chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm hôm 30 tháng chạp.

Mục đích của lễ cúng theo quan niệm tín ngưỡng xưa là để tiễn các quan hành khiển, hành binh, phán quan cũ và đón các ông quan hành khiển, hành binh, phán quan mới. Vì vậy, trong bài khấn cúng thì sau khi nêu lý do, người ta khấn tiễn quan cũ và khấn đón quan mới, cầu mong các ông quan đem đến một năm an khang, thịnh vượng cho gia đình năm mới. Đồng thời, mục đích khác là cúng báo với các quan hoàng thiên, hậu thổ, các quan thần thổ địa sở tại và trình bày với tổ tiên.

                           

Mâm cỗ cúng giao thừa thường được bày ngoài trời (ảnh minh hoạ)

Cũng có gia đình họ cúng trừ tịch rồi cúng gia tiên ngay sau đó bằng mâm cỗ cúng giao thừa.

Lễ vật gồm có hương, đăng, trà, nước.

Thông thường, đăng là 2 cây đèn hoặc 2 cây nến để tượng trưng cho Mặt Trăng, Mặt Trời.

Nước: Phải là nước trong, nước sạch, hoặc có thể dùng một chút rượu.

Bên cạnh đó, cần có thêm thịt động vật, thường là thịt lợn hoặc thịt gà, xôi. Tuy nhiên, trong văn hoá truyền thống của người Việt, người ta vẫn dùng gà để cúng.

Thêm vào đó, có thể đặt vào mâm lễ những sản vật khác như bánh trưng, bánh kẹo, mứt.

Ngoài ra, cần có hoa tươi, vàng mã.

Tất cả những lê vật trên đều cần sự sạch sẽ, tinh khiết, không cần nhiều, chỉ đủ để tượng trưng bởi thần thánh hay ông bà tổ tiên chỉ cần thấy được lòng thành của con cháu, thế là đủ. Tuy nhiên, mâm lễ cúng giao thừa phải chuẩn bị chu đáo, trang trọng với lòng thành kính. Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rót trà, rồi khấn vái trước án.

Về bài khấn, thông thường, người đàn ông sẽ là người đọc bài khấn. Tuy nhiên, nếu trong nhà không có đàn ông thì phụ nữ cũng có thể làm được việc này.  Thông thường, sau khi hương tàn hết 3 tuần, người ta tiến hành đốt hoá tờ giấy văn khấn.

Vào sáng ngày mồng 1 Tết, người ta tiến hành cúng gia tiên.  Cũng có nơi, ngay trong đêm 30, họ cũng sắp một mâm cơm để tập hợp các thành viên trong gia đình gọi là lễ đoàn viên.

Vào ngày này, các thành viên gia đình, ông bà, bố mẹ, con cháu quây quần bên nhau, người lớn tuổi dặn dò con cháu về cách ứng xử, lời ăn tiếng nói trong những ngày đầu năm để tránh "mất dông" cả năm.

Sau đó, vào ngày này, người Việt còn duy trì phong tục mừng tuổi tết. Con cháu mừng tuổi, chúc sức khoẻ ông bà, cha mẹ cầu mong sức khoẻ, cha mẹ sống lâu trăm tuổi với con cháu. Người lớn tuổi lì xì lại cho con cháu để con cháu khoẻ mạnh, ngoan ngoãn, hiếu thảo.

Cũng theo nhà nghiên cứu văn háo dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp trog văn hoá truyền thống của người Việt mà đến nay vẫn cần được gìn giữ. Tuy nhiên, không ít người vẫn hiểu sai hoặc cố tình phô trương, bày vẽ và lãng phí trong cách chuẩn bị mâm lễ cúng bởi họ cho rằng mâm cao, cỗ đầy sẽ khiến tiền nhân, thần thánh chứng giám mà ban phước lộ hậu. Vì vậy, cần kiệm ước trong các vấn đề tín ngưỡng, tâm linh là việc nên được tuyên truyền để mọi người hiểu và thực hiện.

Xem thêm các dịch vụ Tử vi trên Tin Mới

Tra cứu tuổi xông đất

Để tra cứu tuổi Xông đất hợp với chủ nhà một cách chính xác nhất hãy nhắn tin đến 6788

Cú pháp tin nhắn: T  XD  Namsinh gửi 6788

VD: Chủ nhà sinh năm 1975 hãy soạn tin

T  XD 1975 gửi 6788

Thông tin nhận được gồm: Những tuổi đẹp nhất (Theo thứ tự giảm dần) và tuổi nên kỵ

Tra cứu ngày, giờ Khai trương cửa hàng, công ty hợp với gia chủ

Cú pháp tin nhắn: T KT Namsinh gửi 6788

VD: Gia Chủ sinh năm 1982 hãy soạn tin

T  KT  1982 gửi 6788

Thông tin nhận được:Ngày tốt+Giờ tốt+Người mở hàng tốt

Tra cứu ngày giờ, hướng Xuất hành hợp gia chủ

Cú pháp tin nhắn: T  XH Namsinh  gửi 6788

VD: Bạn sinh năm 1982 hãy soạn tin

T  XH  1982  gửi 6788

Thông tin nhận được:Ngày tốt, giờ tốt nhất, Hướng xuất hành tốt nhất

Tham khảo những Lời chúc Tết Ất Mùi 2015 hay và ý nghĩa nhất

Để nhận những lời chúc hay nhất về số điện thoại của bạn, hãy soạn tin:

T  LC  gửi 6588 (Bạn sẽ nhận được 3 lời chúc hay nhất)

T  LC  Gửi 6688(Bạn sẽ nhận được 5 lời chúc hay nhất)

 

 

Xem video: Clip tỏ tình siêu lãng mạn của chàng trai nghèo ngày Valentin

 

 

Thoa Nguyễn

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news