Tin mới

Cuộc sống thực tế của du học sinh Việt tại Nhật Bản

Thứ sáu, 06/03/2015, 08:49 (GMT+7)

“Nếu xác định sang Nhật Bản theo hình thức du học tự túc, vừa học, vừa làm thì mỗi người phải xác định tâm lý từ trước là sẽ rất vất vả chứ không giống như những viễn cảnh mà chúng ta tưởng tượng khi nghe các tư vấn viên Việt Nam nói" một du học sinh tại Nhật Bản chia sẻ.

“Nếu xác định sang Nhật Bản theo hình thức du học tự túc, vừa học, vừa làm thì mỗi người phải xác định tâm lý từ trước là sẽ rất vất vả chứ không giống như những viễn cảnh mà chúng ta tưởng tượng khi nghe các tư vấn viên Việt Nam nói" một du học sinh tại Nhật Bản chia sẻ.


 

Những chiêu thức “dụ” học sinh tham gia vào chương trình du học Nhật theo hình thức vừa học, vừa làm của các công ty tư vấn du học đã được chúng tôi đề cập ở những kỳ trước. Tuy nhiên, để bạn đọc hình dung rõ nhất thực tế cuộc sống của du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản, PV báo Đời sống và Pháp luật đã liên hệ phỏng vấn trực tiếp du học sinh đang học tập tại đây.

Tất cả chỉ là... lời hứa suông!

Chia sẻ với PV từ đất nước mặt trời mọc, chị Nguyễn Thị Thật (26 tuổi, Yên Dũng, Bắc Giang), hiện là sinh viên của Học viện quốc tế J., ở thành phố Osaka, Nhật Bản không khỏi ngậm ngùi. Chị đang làm việc tại một nhà hàng ở thành phố này.

Khi được hỏi về những trải nghiệm cuộc sống thực tế so với những lời quảng cáo của các công ty tư vấn khi ở Việt Nam, chị tâm sự: “Nếu xác định sang Nhật Bản theo hình thức du học tự túc, vừa học, vừa làm thì mỗi người phải xác định tâm lý từ trước là sẽ rất vất vả chứ không giống như những viễn cảnh mà chúng ta tưởng tượng khi nghe các tư vấn viên Việt Nam nói.

Tôi chỉ khuyên một điều, đối với những gia đình không có điều kiện, phải vay tiền để cho con em đi sang bên này du học, tốt nhất nên từ bỏ ý định đó đi. Bản thân tôi là một người rất may mắn vì tìm được một công việc trong nhà hàng, lương tháng tính ra cũng 40 triệu đồng/tháng nhưng chi phí ở đây quá đắt đỏ, chi tiêu tiết kiệm lắm mới may ra đủ trang trải tiền sinh hoạt phí, chứ đừng nói đến chuyện có tiền để gửi về quê như nhiều người nghĩ.

Ít ai biết, chúng tôi vô cùng áp lực. Đó là chưa kể những người không may mắn, công việc không tìm được hoặc quá vất vả không theo được nên nghỉ làm. Họ phải xin gia đình “viện trợ”, nếu không, chẳng biết sống bằng cách nào ở nơi đất khách quê người”.

Cuộc sống thực tế của du học sinh Việt tại Nhật Bản

Do quá mải kiếm tiền, việc học có đảm bảo đối với du học sinh tự túc (ảnh do nhân vật chụp lại quang cảnh một buổi học ở Nhật Bản).

Khi được hỏi về những lời hứa tìm việc của các công ty tư vấn du học khi còn ở Việt Nam, chị Thật cho biết: “Chẳng có công ty Việt Nam nào sang đây xin việc cho du học sinh được đâu. Tất cả chỉ là lời hứa suông, đem con bỏ chợ. Bạn bè tôi bên này tự xoay xở với nhau hết, ai có sức thì làm, không thì phải nhận viện trợ từ gia đình, khổ lắm. Trước đây, họ hứa là sẽ hỗ trợ tìm việc nhưng thực tế công việc chủ yếu vẫn do anh em bạn bè giới thiệu qua nhau.

Phải trực tiếp sống bên này mới thấy được sự vất vả, nghe mấy lời quảng cáo thì cuộc sống của du học sinh tuyệt vời lắm. Thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Thời gian dành cho việc học của chúng tôi rất ít, mọi người chủ yếu là lao đi làm để kiếm sống nên rất vất vả”.

Trong khi đó anh Nguyễn Anh Thao (quê Kim Bảng, Hà Nam), sinh viên Học viện T.Y (Tokyo, Nhật Bản), hiện đang làm phụ bếp cho một cửa hàng gần ga Shinkansen (Tokyo) cho biết: “Công việc ở bên này “xương” lắm chứ không như tưởng tượng của một số người ở Việt Nam. Những người kiếm được một công việc được cho là thuận lợi như chúng tôi còn cảm thấy rất khó khăn trong việc cân bằng thời gian học và làm.

Chưa kể tới, nhiều bạn của tôi do không kiếm được những công việc thuận lợi cho việc học và làm thêm nên toàn phải làm những công việc về đêm. Họ vất vả vô cùng. Thậm chí, nhiều người không chịu nổi vất vả đã trốn ra ngoài với hy vọng làm thêm, thu nhập cao, có tiền gửi về cho gia đình. Tuy nhiên, luật pháp bên này chặt chẽ, muốn trốn ra ngoài cũng phải có nơi nhận và phải chấp nhận cuộc sống chui lủi, phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng bị bắt và bị trục xuất về nước.

Trong khi mang danh sang bên này du học mà bị bắt, vừa mất tiền, vừa không có tương lai. Hơn nữa, khi sang bên này, phía công ty bên Việt Nam giữ hết giấy tờ gốc (nhất là với những bạn từng tốt nghiệp đại học) nên nếu có chuyện gì sẽ không rút được hồ sơ. Vì thế, du học sinh bên này phải chịu rất nhiều áp lực chứ không dễ dàng chút nào”.

Những cạm bẫy rình rập nơi xứ người

Nhiều du học sinh khi trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật đều thừa nhận, cuộc sống bên Nhật rất thuận tiện và đáng sống. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với những cạm bẫy, những trò lừa đảo đến từ chính người Việt ở bên đó và những công ty tư vấn du học ở Việt Nam.

Chia sẻ về vấn đề này, anh Nguyễn Đình Trung (kỹ sư công nghệ thông tin làm việc tại thành phố Osaka, Nhật Bản) cho biết: “Một thực tế đang có xu hướng diễn ra phổ biến ở đây (tức ở Osaka - PV) là một số cá nhân người Việt có dấu hiệu lừa đảo du học sinh tự túc mới sang còn bỡ ngỡ. Ở Nhật, đối với du học sinh muốn thuê nhà, đăng ký điện thoại phải có trường học hoặc các công ty bên Nhật bảo lãnh.

Các đối tượng này lợi dụng sự thiếu hiểu biết cũng như không thạo tiếng Nhật của những du học sinh mới sang để mời chào thuê nhà, đăng ký điện thoại hộ và tìm kiếm việc làm thêm hộ. Chi phí để thực hiện việc này khá lớn nhưng khi hai bên thỏa thuận lại không có giấy tờ xác nhận hoặc chỉ có vài dòng viết tay. Bản thân tôi đã ghi nhận được ba trường hợp du học sinh mới sang bị một cựu du học sinh lừa thuê nhà và tìm việc hộ tại khu vực Imazato (thuộc Osaka, Nhật Bản).

Những kẻ lừa đảo đã lấy tiền đặt cọc với giá 4 vạn yen (khoảng 8 triệu đồng). Khi hỏi, công ty môi giới nhà đất nói không thu khoản tiền này và người môi giới cũng biến mất tăm”. Theo chia sẻ của anh Trung, khu vực này là “bãi đáp” cho các công ty du học Việt Nam khi đưa du học sinh sang đây, nên tình trạng này khá phổ biến”.

Từ những kinh nghiệm như vậy, anh Trung khuyến cáo: “Theo kinh nghiệm bản thân tôi, đối với những du học sinh mới sang, khi chưa thạo tiếng và chưa hiểu biết nhiều về xã hội Nhật cần phải tìm sự hỗ trợ từ nhà trường và văn phòng nhà trường từ việc tìm nhà, thuê điện thoại cho tới tìm việc làm thêm. Nếu chưa thấy nhà trường trả lời, du học sinh phải chủ động hỏi vì đó là quyền lợi của mỗi người. Mọi người đừng vì vội vàng mà dễ dàng rơi vào bẫy của chính những đồng hương gây ra”.

Những du học sinh lạ nước lạ cái vừa đặt chân tới Nhật không những phải đối mặt với những trò lừa đảo của chính đồng hương mình mà còn có nguy cơ bị chính các công ty tư vấn du học ở Việt Nam “hứa một đằng, làm một nẻo”.

Một du học sinh tại Nhật có Facebook là Nguyễn Lê Đình viết: “Mình đã nộp hồ sơ gốc và bằng cấp cho công ty Du học A.L (có địa chỉ ở phố Lạc Trung, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội), tư vấn viên nói rằng, công ty đã chuyển cho mình sang học tại trường kinh tế Tokuyama (nằm ở Gakuendai thành phố Shunan, tỉnh Yamaguchi) với chi phí thấp, công việc làm thêm tốt. Sau đó mình hỏi học phí, anh này cho biết, học phí là 70 triệu đồng/năm, chưa kể tiền nhà và sinh hoạt.

Như vậy, việc làm thêm với thu nhập từ 27-28 triệu đồng/tháng sẽ đủ cho ăn ở sinh hoạt. Nhưng sau đó, mình đã lên trang web của trường này, thấy hoàn toàn khác. Học phí ngay từ khi đậu vào trường phải đóng là 170 triệu - 250 triệu đồng/tháng. Nếu thật như vậy, du học sinh lấy đâu ra tiền mà đóng học phí. Vậy có nghĩa là mức học phí của trường này gấp gần 4 lần so với 70 triệu đồng mà nhân viên tư vấn nói”.

Trong khi đó một nick facebook giấu tên (tên facebook đã bị làm mờ - PV) thì viết: “Bọn em nộp tiền để ở ký túc xá của trường nhưng sang đây, họ lại thuê nhà ở Saitama (một tỉnh của Nhật Bản - PV) trong khi chúng em học ở Shinokubo (thuộc Thủ đô Tokyo, Nhật Bản). Ngày đầu đến phải đứng ngoài trời giữa mùa đông tuyến rơi lạnh buốt. Cuối cùng công ty tư vấn phải bay sang giải quyết, tổn thất trả lại cho bọn em cũng gần 200 man (khoảng 20 triệu đồng – PV”.

Số lượng du học sinh Việt Nam tới Nhật tăng mạnh trong mấy năm gần đây

Theo số liệu của Tổ chức hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản (JASSO) tính đến 1/5/2010 số lượng du học sinh Việt Nam đang học tại Nhật Bản có tổng cộng 3.597 sinh viên. Tuy nhiên, thống kê của cục Đào tạo với nước ngoài (bộ Giáo dục & Đào tạo) năm 2014, số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản đã lên tới 14.276 sinh viên. Con số này trong năm 2013 là khoảng 13.000 người.nh cháu T. không có khiếu kiện gì lên cơ quan chức năng”.

Theo P.Văn-P.Mai/Đời sống và Pháp luật

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news