Tin mới

“Đại gia” Cao Toàn Mỹ bãi nại, hoa hậu Phương Nga có thoát tội?

Thứ sáu, 14/10/2016, 10:51 (GMT+7)

Theo luật sư, giả sử yêu cầu của ông Mỹ được bị cáo Nga đồng ý, bị cáo Nga bồi thường cho ông Mỹ đủ số tiền đã "chiếm đoạt" (nói theo nội dung cáo trạng) thì tình tiết này cũng không làm thay đổi bản chất của vụ án, có thể bị cáo Nga vẫn đối mặt với mức án cao nhất là chung thân hoặc 20 năm tù.

Theo luật sư, giả sử yêu cầu của ông Mỹ được bị cáo Nga đồng ý, bị cáo Nga bồi thường cho ông Mỹ đủ số tiền đã "chiếm đoạt" (nói theo nội dung cáo trạng) thì tình tiết này cũng không làm thay đổi bản chất của vụ án, có thể bị cáo Nga vẫn đối mặt với mức án cao nhất là chung thân hoặc 20 năm tù.

Vừa qua, một số tờ báo đưa thông tin về việc luật gia Vương Công Đức (Văn Phòng luật sư Quốc Đức – đại diện bảo vệ quyền lợi cho ông Cao Toàn Mỹ) cho biết thân chủ của mình sẽ "sẵn sàng bãi nại cho Trương Hồ Phương Nga nếu Nga trả lại tiền cho ông Mỹ".

Tình tiết mới này dấy lên nhiều mối quan tâm với dư luận, nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu việc bãi nại có khiến hoa hậu Phương Nga thoát tội hay không?

Liên quan đến vấn đề này, luật sư Đặng Văn Cường, văn phòng luật sư Chính Pháp, đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng, đó là một thông tin thể hiện thái độ "không đánh kẻ chạy lại" của người bị hại trong vụ án này, thể hiện thái độ nhượng bộ trong mâu thuẫn giữa các bên để giải quyết tranh chấp...

Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga - Ảnh: Internet

Đây cũng là một biện pháp nghiệp vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại trong vụ án hình sự.

Trong vụ án này, ông Mỹ và người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ông Mỹ đánh tiếng, yêu cầu, đề nghị bị cáo Nga bồi thường khắc phục hậu quả và hứa sẽ rút đơn là việc làm xảy ra khá phổ biến trong những vụ án hình sự có đối kháng, có liên quan đến tài sản...

Giả sử yêu cầu của ông Mỹ được bị cáo Nga đồng ý, bị cáo Nga bồi thường cho ông Mỹ đủ số tiền đã "chiếm đoạt" (nói theo nội dung cáo trạng) thì tình tiết này cũng không làm thay đổi bản chất của vụ án, có thể bị cáo Nga vẫn đối mặt với mức án cao nhất là chung thân hoặc 20 năm tù” – luật sư Cường nhấn mạnh.

Rút đơn (bãi nại) là giải pháp để kết thúc vụ án?

Luật sư Cường phân tích thêm, theo thông tin vụ án thì bị cáo Nga bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 4, Điều 139 BLHS, khung hình phạt cao nhất có thể tới tù chung thân... nên không thuộc trường hợp khởi  tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, đình chỉ vụ án theo yêu cầu của người bị hại. Nói cách khác, trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người bị hại có đơn chỉ là một trong những căn cứ khởi tố vụ án, khi người bị hại rút đơn thì không phải là căn cứ để đình chỉ vụ án.

“Việc bồi thường khắc phục hậu quả của bị cáo và rút đơn tố cáo, rút đơn đề nghị truy tố (bãi nại) của bị cáo chỉ có thể là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi lượng hình. Với những vụ án đặc biệt nghiêm trọng thì đôi khi tình tiết bồi thường thiệt hại, người bị hại rút đơn, xin giảm hình phạt... vẫn không lay động được hội đồng xét xử trong việc quyết định hình phạt, đôi khi bị cáo vẫn phải chịu mức án nghiêm khắc nhất...” – luật sư Cường cho biết.

Luật sư Đặng Văn Cường trao đổi với PV

Vì vậy, trong vụ án Nga -Mỹ, việc bồi thường thiệt hại, rút đơn (bãi nại) không phải là giải pháp để kết thúc vụ án. Đó chỉ là yêu cầu, mong muốn của phía bị hại... Có lẽ với lý lẽ về "Hợp đồng tình ái" thì thì bị cáo và các luật sư bào chữa cho bị cáo sẽ không chấp nhận yêu cầu này.

“Nếu chứng minh được việc bị cáo Nga nhận tiền của ông Mỹ thông qua một quan hệ dân sự tự nguyện, bị cáo không có hành vi gian dối để ông Mỹ giao tiền, không có mục đích chiếm đoạt tài sản thông qua thủ đoạn gian dối thì mới là yếu tố để kết thúc vụ án tốt đẹp cho bị cáo (không phạm tội). Nếu bị cáo và luật sư bào chữa có chứng cứ xác đáng chứng minh được là "hợp đồng tình ái" có thực thì cục diện vụ án này mới thay đổi. Tuy nhiên, việc chứng minh của bị cáo trong vụ án này không dễ dàng chút nào... Còn chứng cứ về việc mua bán nhà là "giấy trắng, mực đen" đã được bên buộc tội đưa ra. Sự thật vụ án này là gì thì cần tiếp tục được làm rõ để tránh oan sai và cũng không bỏ lọt tội phạm…” – luật sư Cường nói.

Pháp luật Việt Nam chưa quy định về "thỏa thuận thú tội" như một số nước phương tây. Việc rút đơn của người bị hại trong vụ án lừa đảo cũng không thuộc trường hợp đình chỉ vụ án theo yêu cầu của người bị hại.

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành (năm 2003) thì "Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.; Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ."

Xem thêm video:

[mecloud]ytyvjx7Fv2[/mecloud]

Tiểu Phương (ghi)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news