Tin mới

Đại gia Việt giàu "nứt đố đổ vách" sau khi ... bóc lịch

Thứ hai, 06/10/2014, 14:38 (GMT+7)

Đằng sau vẻ hào\nnhoáng của những đại gia, với sự nghiệp cơ ngơi sản nghiệp khổng lổ, kế hoạch\nkinh doanh táo bạo… mấy ai biết họ đã từng dính vào vòng lao lý, thậm chí phải\nđối mặt với án tử hình.

 

 

Đằng sau vẻ hào nhoáng của những đại gia, với sự nghiệp cơ ngơi sản nghiệp khổng lổ, kế hoạch kinh doanh táo bạo… mấy ai biết họ đã từng dính vào vòng lao lý, thậm chí phải đối mặt với án tử hình.

Đại gia Lê Ân: từng ngồi tù 2 lần

Ông Lê Ân sinh năm 1938, là con thứ 5 trong một gia đình nghèo, đông con ở tỉnh Quảng Nam. Ông là một trong những cái tên được nhắc tới nhiều gần đây, đã từ tay không trở thành đại gia với bao biến cố.

Năm 1980, ông đưa các con vượt biên nhưng bị bắt tại Bến Tre. Các con được về sớm, riêng ông phải ở tù cho đến năm 1984. Tháng 1/2000, ông lại bị kết án 12 năm tù về tội cố ý làm trái, gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Vũng Tàu, khi đó ông là Chủ tịch HĐQT... Thụ án hơn 5 năm tù, ông được thả tự do trước thời hạn.

Kiếp nạn thứ hai khiến ông suýt phải đối mặt với án tử hình. Năm 2000, Lê Ân cùng 6 thành viên trong ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Vũng Tàu (VCSB) bị bắt nhằm phục vụ cho công tác điều tra. Sau đó, ông bị tuyên phạt 20 năm tù giam với tội danh “Cố ý làm trái”, án phạt chung thân với tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và án tử hình với tội danh “Lập ngân hàng huy động vốn để lừa đảo”. Tổng cộng hình phạt là tử hình.

Lê Ân làm đơn kháng cáo và giao nộp toàn bộ các chứng từ của VCSB cho cơ quan điều tra để chứng minh mình vô tội và đã được giảm án xuống còn 12 năm tù. Trong thời gian thụ án, do cải tạo tốt nên Lê Ân được cho ra ở nhà ngoài và đặc xá ra tù trước thời hạn.

Lê Minh Hải - Tổng giám đốc Vinashin Vũng Tàu, kiêm phó chủ tịch Công ty CP đóng tàu và dịch vụ dầu khí Vũng Tàu

Có lẽ không ai còn xa lạ với cái tên Lê Minh Hải, hay còn gọi là Hải Robert, tử tù trong vụ án Tamexco nổi tiếng năm 1995. Nhưng sau đó, ông may mắn thoát án tử hình. Hiện ông là Tổng giám đốc Vinashin Vũng Tàu, kiêm phó chủ tịch Công ty CP đóng tàu và dịch vụ dầu khí Vũng Tàu.

Lần đầu tiên bị bắt giam năm 1978, ông Hải bị công an bắt lầm khi đang đi tàu Vàm Cỏ 22 nhưng nhanh chóng được thả sau 15 tiếng đồng hồ giam giữ. Năm 1982, ông phải liên đới chịu trách nhiệm trước cái chết và bị thương của một số thủy thủ trong một vụ cháy nên phải ngồi tù 6 tháng.

Lần thứ ba bị dính đến vòng lao lý và cũng nặng nhất là vụ ông bán đất cho Phạm Huy Phước trong vụ án Tamexco. Sau đó, ông được giảm án xuống chung thân và nhờ cải tạo, lao động tốt, Lê Minh Hải được trả tự do vào năm 2005, sau 10 năm bóc lịch trong trại giam.

Ông Phạm Ngọc Lâm, chủ tịch tập đoàn Đức Khải

Ông cũng từng bị kết án chung thân, được ân xá trước thời hạn. Ở tuổi 29, Phạm Ngọc Lâm từng được giới buôn xe hơi TP.HCM xem như một “ông trùm” quyền lực.

Nhưng năm 2000, ông phải ra trước vành móng ngựa, đối diện với án tử hình do liên quan tới vụ án Tân Trường Sanh. Ông nêu nguyện vọng khắc phục hiệu quả bằng cách nộp tài sản, hơn 40 triệu USD. Ông nhận 2 án tù chung thân, một vì buôn lậu, một vì đưa hối lộ. Với ông, tưởng như mọi cách cửa tương lai đã đóng chặt.

Đầu năm 2005, ông được đặc xá trước thời hạn nhờ khắc phục hậu quả và cải tạo tốt. Phạm Ngọc Lâm đã gây dựng lại sự nghiệp nhờ một khách hàng mà ông từng tặng 1.000 USD khi bị mất xe.

Đại gia Hải “đồ cổ”: 4 lần vào tù vẫn sôi sục ý chí làm giàu

Ông Bùi Xuân Hải ( Hải đồ cổ) sinh năm sinh 1943, ở Hưng Yên, nhưng gia đình sống ở Hải Phòng từ năm 1927. Năm 1965, ông tốt nghiệp đại học, về dạy học ở Hưng Yên. Thời gian này, ông được học trò tặng chiếc bình cắm hoa.

Hơn 5 năm sau đó, khi chuyển về Hải Phòng, ông vẫn đem theo chiếc bình trưng trong nhà làm kỷ niệm. Một hôm, có anh bạn từ Hà Nội đến chơi đã phát hiện chiếc bình này là bình bát tiên, thuộc loại tối cổ, đời Tống, nên đòi mua với giá 2 cây vàng. Dù bán bình cổ mua được mấy ngôi nhà ở quê, nhưng ông Hải không bán. Mấy hôm sau, anh bạn cùng vài người nữa quay lại ngã giá chiếc bình cổ 7 cây vàng. Với số tiền khổng lồ đó, ông Hải đã gật đầu.

Chiếc bình cổ biến ông giáo nghèo thành người giàu có. Từ đó, ông lao vào săn tìm, thu mua bình lọ và tất cả những thứ cũ kỹ khác. Thời bấy giờ, người dân chưa biết giá trị của đồ cũ nên có người hỏi mua là “bán tống bán tháo”. Nhờ vậy, ông thu mua được khá nhiều, bán lại cho giới chơi đồ cổ, thu về khối gia sản kếch xù.

Đến năm 1980, ông đã có trong tay khoảng 3 tấn vàng. Từ Bắc vào Nam, ông Hải có tổng cộng 200 điểm cất giữ đồ cổ. Thế nhưng, năm 1981, mang theo 1,7 kg vàng, ông Hải vào Thái Bình mua đồng đen. Khi chủ nhà đưa ra cục đồng hun đen, công an ập vào thu sạch cả “đồng đen” lẫn vàng. Ông Hải ngồi trại 2 tháng vì buôn hàng quốc cấm. Ra tù, ông thành lập công ty thiết bị giáo dục.

Nhưng đến năm 1986, ông lại bị bắt vì tội đầu cơ đồ cổ. Phải mất 21 tháng trong trại tạm giam, khi vụ án được đưa ra xét xử, tòa án luận tội “đầu cơ nhưng không trục lợi”, và kèm theo bản án 20 tháng tù. Được thả ngay sau phiên tòa, 4 giờ sau, ông đã có mặt ở nhà Bí thư TP Hải Phòng xin lập xí nghiệp tư doanh. Dồn hết vốn liếng lập công ty Havico chuyên sản xuất đồ gốm sứ và đồ giả cổ, chỉ sau 2 năm, công ty đã xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá 8 triệu USD.

Ngày 19/1/1994, công an Hà Nội bắt ông Hải vì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, do nợ của một công ty xuất nhập khẩu 400.000 USD. Ra tòa lần 3, Hải đồ cổ tự bào chữa, chứng minh mình là chủ nợ chứ không phải con nợ. Không thành án, ngày 31/5/1995, ông được trả tự do nhưng sản nghiệp đã mất hết. 7 năm sau, ông Hải lại bị bắt giam vì vi phạm Luật Đất đai và bị ngồi tù 14 tháng. Ngồi tù lần thứ 4 khi đã xấp xỉ tuổi 60, ông vẫn miệt mài nghiên cứu và hoàn thành công nghệ vẽ vàng ròng lên đồ sứ trước khi đem nung. Ra tù, trắng tay, nhưng ông Hải không còn thời gian để buồn nản. Ông nhanh chóng lập xưởng sứ cao cấp vẽ vàng. Đây cũng là trung tâm đào tạo nghề cho các học viên đủ thành phần, lứa tuổi, đến từ nhiều vùng miền.

 Bảo An/Người đưa tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news