Môn Ngữ văn sẽ trở nên bớt nhàm chán với những đề văn đầy thú vị và đòi hỏi sự sáng tạo, óc tư duy của học sinh như thế này.
Mới trên, trên một trang fanpage dành cho thí sinh dự thi THPT Quốc gia 2018 có đăng tải một đề kiểm tra mẫu môn Ngữ văn. Đề thi này đã nhận được rất nhiều phản hồi từ phía cộng đồng mạng vì nó quá độc đáo. Đây được xem là xu hướng ra đề năm nay của môn Ngữ văn: So sánh, kết hợp 2 tác phẩm với nhau. Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2018 sẽ có 20% kiến thức lớp 11.
Nếu là một người yêu văn học, chắc chắn bạn sẽ nhận ra đây là sự kết hợp của 2 tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng) và Vợ nhặt (Kim Lân).
Đám cưới trong Vợ nhặt không có gì ngoài nồi chè cám nhưng đầy đủ tình yêu thương và mong ước tương lai tươi sáng. Đám ma trong Hạnh phúc của một tang gia đầy đủ anh em họ hàng con cháu nhưng lại không có sự xa đau khổ tình thương dành cho người đã mất, thay vào đó là trưng diện áo quần, tranh giành của cải, mọi thứ toàn là giả dối lừa lọc nhau.
Vợ nhặt là một tác phẩm văn học của nhà văn Kim Lân viết về thời kỳ xảy ra nạn đói năm 1945. In trong tập Con chó xấu xí (truyện ngắn 1962). Tiền thân của truyện là tiểu thuyết Xóm ngụ cư. Tác phẩm được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Tràng, một thanh niên nghèo khổ làm nghề đẩy xe bò thuê. Giữa naṇ đói đang diêñ ra, Tràng dắt môṭ người đàn bà về làm vơ.̣ Cả xóm ngu ̣ cư ngac̣ nhiên, bà cu ̣Tứ (me ̣ Tràng) ngac̣ nhiên và ngay cả bản thân Tràng cũng không tin đó là sư ̣thâṭ.
Hạnh phúc của một tang gia là truyện ngắn được trích trong tiểu thuyết "Số đỏ" của tác giả Vũ Trọng Phụng được in thành sách lần đầu vào năm 1938. Xuyên suốt tác phẩm "Hạnh phúc của một tang gia" xoay quanh cái chết của cụ cố Tổ từ lúc cụ ngấp ngoái chết đến khi cụ chết thật. Chuyện nhặng xị, nực cười bắt đầu xảy ra từ đây.
Hầu hết cư dân mạng đều đánh giá đây là một đề văn hay nhưng rất khó. Còn bạn, bạn có hình dung ra được sẽ làm bài văn này như thế nào chưa?
Theo Helino/Trí thức trẻ