Tin mới

Điều chế thành công Vaccine Covid-19 sẽ tác động thế nào đến nền kinh tế thế giới?

Thứ ba, 11/08/2020, 15:15 (GMT+7)

Tín hiệu tích cực từ việc điều chế vaccine với nền kinh tế thế giới là điều không thể bàn cãi, tuy nhiên thiệt hại kinh tế vẫn sẽ kéo dài ngay cả khi vaccine được chấp thuận sớm.

Ngày 11/8 vừa qua, trong một tuyên bố mới nhất, Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép cho vaccine ngừa covid 19 – sau chưa đầy 2 tháng thử nghiệm trên người. Bộ Y tế Liên bang Nga cho biết Bộ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký số LP-006395 cho vaccine phòng ngừa COVID-19 Gam-COVID-Vac, do Trung tâm Nghiên cứu quốc gia về dịch tễ học và vi sinh vật mang tên Viện sỹ N.F. Gamaley trực thuộc Bộ Y tế Nga phát triển. Thông cáo báo chí từ Bộ Y tế Nga khẳng định kết quả thử nghiệm cho thấy vaccine có hiệu quả và an toàn cao, nâng khả năng miễn dịch tớ 2 năm và tất cả các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm đều tự phát triển được kháng thể chống COVID-19 ở mức rất cao.

Việc bào chế loại Vaccine Covid 19 này được thực hiện tại hai cơ sở đầu ngành của Nga gồm viện Gamaleya và công ty Binopharm. Ngay từ khi tuyên bố sản xuất thành công vaccine, Nga đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ quốc tế và hãng sản xuất vaccine đã nhận được những đơn đặt hàng khổng lồ hơn 1 tỷ liều từ 20 quốc gia trên thế giới.

Cho đến nay, các nước tại Mỹ Latin, Trung Đông và châu Á đều tỏ ra rất quan tâm tới vaccine này và RDIF đang hoàn tất một số hợp đồng đặt mua. Con số này được dự đoán sẽ không ngừng tăng khi chúng hoàn thành đợt thử nghiệm giai đoạn 3. Đặc biệt, Nga cũng tiến hành đặt tên loại vaccine này là Sputnik-V ) tên vệ  tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới được Liên Bang Xô Viết cũ phóng lên quỹ đạo vào năm 1957.

Ngay sau khi vaccine Covid 19 được công bố, tạp chí Fortune đã đăng tải những bài viết dự đoán về sự phục hồi của nền kinh tế thế giới.  Giáo sư Ernie Goss là cựu giám đốc của Viện Nghiên cứu Kinh tế Hoa Kỳ cho biết, vaccine sẽ có tác động rất lớn đến khả năng hồi phục kinh tế. Ông cho rằng khi tình hình dịch càng xấu thì kinh tế cũng không tránh khỏi sự bi quan hơn. Và vaccine ra đời như một sự cứu cánh để kéo sự giảm sâu của nền kinh tế.

“Giả sử nếu không sản xuất được vaccine thì chúng ta sẽ phải tiếp tục áp dụng hình thức giãn cách xã hội bao lâu nữa, bao nhiêu nhà hàng, khách sạn, khu du lịch sẽ tiếp tục phải đóng cửa, vaccine chính là một cứu cánh cho nền kinh tế đang suy thoái” Giáo sư Ernie Goss nói.

Chính bởi tầm quan trọng của vaccine, Tổng thống Mỹ đang chỉ đạo chương trình “Warp Speed” - sáng kiến giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất vaccine với 6 loại đang được phát triển, đồng thời cho rằng có thể có hàng chục triệu liều vaccine đạt tiêu chuẩn vàng của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vào tháng 12 và hàng trăm triệu liều vào năm 2021.

Theo thống kê của WHO, tính đến ngày 31/7, tổng cộng có 165 vaccine ngừa COVID-19 đang được bào chế trên toàn thế giới. Trong số này, có 139 vaccine vẫn đang trong giai đoạn đánh giá, trong khi 26 loại khác đang được thử nghiệm trên người ở nhiều giai đoạn khác nhau, với 6 loại bước sang giai đoạn 3 về đánh giá lâm sàng.

Tín hiệu tích cực từ việc điều chế vaccine với nền kinh tế thế giới là điều không thể bàn cãi, tuy nhiên thiệt hại kinh tế vẫn sẽ kéo dài ngay cả khi vaccine được chấp thuận sớm và các quốc gia triển khai tiêm chủng thì có thể đến quý II năm 2021 người dân mới có thể yên tâm ra khỏi nhà.

Đại dịch Covid 19 khiến cả thế giới điêu đứng, các nhà đầu tư sẽ tập trung nhiều nhất vào rủi ro kép là căng thăng Mỹ - Trung và diễn biến mới xoay quanh gói cứu trợ kinh tế mới của chính phủ Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố lệnh cấm đối với các công ty công nghệ Trung Quốc như TikTok và Tencent, làm leo thang căng thẳng giữa hai cường quốc thế giới. Bất ổn đi kèm hai rủi ro trên có thể sẽ tiếp tục cản trở tâm lí nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối, Investing.com dẫn lời các nhà phân tích cho hay.

Ngoài rủi ro kép nêu trên, các nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối dự kiến sẽ theo dõi thêm đồng USD. Dù đã phục hồi phần nào sau báo cáo việc làm của Mỹ vào ngày 7/8, đồng bạc xanh vẫn đánh dấu tuần thứ 7 liên tiếp sụt giảm giá trị.

Trên mặt trận kinh tế, Mỹ sẽ công bố số liệu thất nghiệp hàng tuần vào ngày 13/8, sau đó là số liệu bán lẻ tháng 7 vào ngày 14/8. Trung Quốc cũng dự kiến công bố một loạt dữ liệu kinh tế mà nhà đầu tư tài chính, đầu tư ngoại hối khó có thể sẽ khó bỏ qua.

Trong một diễn biến có liên quan, Trung Quốc – quốc gia đầu tiên bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID19 sẽ công bố một loạt dữ liệu trong tuần này, theo đó các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm dấu hiệu nhận biết nền kinh tế thứ 2 thế giới liệu có khả năng hồi phục và tăng trưởng như trước đó hay không.

Trong ngày 14/8, Trung Quốc dự kiến sẽ công bố sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ. Cả hai bộ dữ liệu đều được dự đoán là sẽ đón nhận tín hiệu tích cực. Ngoài ra, Trung Quốc còn cập thêm số liệu về đầu tư, chỉ số lạm phát giá tiêu dùng và giá nhà, cùng một số chỉ số tiền tệ và cho vay khác.

Đặc biệt vào ngày 15/8 tới đây, Trung Quốc và Mỹ sẽ bắt đầu đánh giá lại bản thỏa thuân thương mại giai đoạn 1.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news